Yêu cầu phản tố trong vụ án ly hôn là gì? Khi bị đơn có yêu cầu phản tố thì cần thực hiện như thế nào?
1. Yêu cầu phản tố là gì?
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, yêu cầu phản tố là yêu cầu của bị đơn đề nghị Tòa án giải quyết trong cùng một vụ án với yêu cầu của nguyên đơn, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 72 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 về quyền, nghĩa vụ của bị đơn, trong đó bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
Ví dụ: Nguyên đơn yêu cầu ly hôn, bị đơn phản tố yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng; nguyên đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, bị đơn phản tố yêu cầu cấp dưỡng nuôi con; Nguyên đơn yêu cầu ly hôn, bị đơn yêu cầu xác định tài sản riêng trong hôn nhân…
Yêu cầu phản tố được tòa án chấp nhận nếu có căn cứ và đúng pháp luật. Trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.
Để biết thêm chi tiết về quyền phản tố của bị đơn được quy định cụ thể tại Điều 200 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
- Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
- Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
2. Yêu cầu phản tố và ý kiến phản bác của bị đơn có khác nhau thế nào?
Vụ án ly hôn có những đặc trưng, khác biệt so với vụ án dân sự thông thường. Quan hệ giữa nguyên đơn và bị đơn phức tạp và có nhiều biến thiên trong yêu cầu giải quyết tranh chấp hôn nhân & gia đình. Trong đó, dễ nhận thấy nhất là các tranh chấp trong 3 vấn đề:
- Về quan hệ nhân thân;
- Về con cái;
- Và quyền về tài sản.
Đặc biệt hơn, khi trong vụ án ly hôn xuất hiện các yêu cầu phản tố của bị đơn – không phải là ý kiến phản bác của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn. Vậy, sự khác biệt giữa yêu cầu phản tố và ý kiến phản bác của bị đơn trong vụ án được hiểu thế nào?

3. Thủ tục yêu cầu phản tố
Thủ tục yêu cầu phản tố được quy định tại Điều 202 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, theo đó thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.
3.1 Thời điểm bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố
Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (khoản 3 Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
3.2 Thẩm quyền giải quyết yêu cầu phản tố
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu phản tố thuộc Tòa án đang giải quyết vụ án dân sự đó.
3.3 Hồ sơ yêu cầu phản tố
Thành phần tài liệu, hồ sơ yêu cầu phản tố của bị bao gồm:
- Đơn yêu cầu phản tố;
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu phản tố là có căn cứ và hợp pháp;
- Văn bản ủy quyền của bị đơn cho người đại diện hợp pháp thực hiện việc yêu cầu phản tố (nếu có).
3.4 Trình tự thực hiện
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án bị đơn phải gửi yêu cầu phản tố (nếu có).
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu phản tố đầy đủ;
Bước 2: Gửi đơn yêu cầu phản tố tới TAND nơi đang giải quyết vụ án; (Thông qua các phương thức: nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện);
Bước 3: Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu phản tố của bị đơn;
Bước 4a: Bị đơn bổ sung đơn yêu cầu phản tố (trường hợp hồ sơ còn thiếu sót cần bổ sung);
Bước 4b: Bị đơn nhận lại đơn yêu cầu phản tố (trường hợp bị trả lại đơn);
Bước 4c: Nộp tạm ứng án phí đối với yêu cầu phản tố thuộc trường hợp phải đóng án phí (trường hợp được chấp nhận giải quyết yêu cầu).
3.5 Kết quả của thủ tục yêu cầu phản tố:
Yêu cầu có cơ sở chấp nhận: Thẩm phán chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.
Yêu cầu không đủ cơ sở chấp nhận hoặc không chính đáng: Thẩm phán không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.
3.6 Nghĩa vụ đóng án phí đối với yêu cầu phản tố
Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Xem thêm
Trường hợp nào vợ chồng chia tài sản khi ly hôn phải có sự đồng ý của con cái?
Cách viết bản tự khai khi ly hôn tại tòa án
Làm sao để giành quyền nuôi con sau ly hôn vì vợ đi xuất khẩu lao động?