Trong các cuộc tranh chấp ly hôn thông thường là các tranh chấp về tài sản và tranh chấp quyền nuôi con. Một trong những căn cứ có ảnh hưởng đến việc giải quyết các tranh chấp này là yếu tố lỗi của mỗi bên. Tuy nhiên, yếu tố lỗi của mỗi bên không phải là căn cứ để quyết định cho hay không cho ly hôn, mà chỉ đóng vai trò là căn cứ để xem xét để tòa đưa ra các phán quyết hợp tình.
– Đối với tranh chấp về tài sản:
Căn cứ điểm d, Khoản 2, Điều 59, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Trên nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi. Yếu tố lỗi trên thực tiễn không đóng góp nhiều vai trò vào việc phân chia tài sản, mà tòa án thường căn cứ dựa trên công sức đóng góp của mỗi bên vì mục đích tạo sự công bằng. Thông thường, việc phân chia tỉ lệ sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau, trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ được tòa án phân chia dựa vào các bằng chứng về tài sản, công sức làm việc đóng góp, tạo ra tài chính của mỗi bên.
Một trong những thường hợp yếu tố lỗi được cân nhắc đưa vào phán quyết phân chia tài sản là khi xác định được lỗi do bên vi phạm gây ra thiệt hại (về tinh thần, thể chất) cho bên còn lại thì sẽ phải bồi thường thiệt hại đó. Chẳng hạn, trường hợp người chồng có hành động bạo lực, vũ phu gây ra thương tích cho người vợ thì phải bồi thường thiệt hại thể chất cho người vợ.
———–
– Đối với tranh chấp về quyền nuôi con
Căn cứ Khoản 2, Điều 81, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Tòa án sẽ cân nhắc rất nhiều yếu tố nhằm đưa ra phán quyết có lợi tối ưu cho trẻ em, đảm bảo sự phát triển toàn diện và tốt nhất cho trẻ. Trong đó, yếu tố lỗi của mỗi bên cũng phần nhiều sẽ ảnh hưởng đến quyết định trao con cho ai nuôi.
Các vi phạm về chế độ hôn nhân tiến bộ, ngoại tình, vi phạm truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc… sẽ được xem là một yếu tố bất lợi khi giành quyền nuôi con. Đặc biệt trong các trường hợp có yếu tố lỗi về các hành vi bạo hành, bạo lực gia đình còn có thể bị hạn chế quyền trông nom, hăm sóc, nuôi dưỡng của cha, mẹ đối với con.
Căn cứ điểm a, Khoản 1, Điều 85, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
———–
Có thể nói, yếu tố lỗi của mỗi bên trong hôn nhân là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn. Nó đóng vài trò là yếu tố được cân nhắc và xem xét để giải quyết các tranh chấp trong ly hôn chứ không đóng vai trò quyết định.
______________________________________
CÔNG TY LUẬT ANSG
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN NGAY
![☎](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t22/1/16/260e.png)
![✉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t37/1/16/2709.png)
![📌](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tac/1/16/1f4cc.png)