Căn cứ quy định tại Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo từng trường hợp sau:
– Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
– Trường hợp tài sản được phân chia theo quy định của pháp luật thì giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
– Trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Trong thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thỏa thuận về hiệu lực của việc chia tài sản chung, kể từ ngày chấm dứt hiệu lực phân chia tài sản chung thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án và thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung được Tòa án công nhận.
x
x