Thách cưới có vi phạm pháp luật không và bị xử lý như thế nào?
—————
Trong thực tế, tục thách cướp, nộp tiền tài dẫn cưới là một trong những tập quán văn hóa của người Việt Nam, phổ biến nơi với các nghi lễ và yêu cầu lễ vật khác nhau. Việc gia đình nhà trai đưa sính lễ qua nhà gái là nhằm thể hiện sự trân trọng gia đình vợ, bày tỏ sự biết ơn về công nuôi dưỡng của bố mẹ vợ. Nó vừa là tấm lòng cũng vừa là nghi thức trang trọng để đón vợ về nhà. Tuy nhiên, mức lễ vật, sính lễ là bao nhiêu? Thế nào là nhiều và thế nào là ít thì lại khó được đong đếm hay quy định cụ thể, bởi tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình mà sẽ khác nhau. Mặc dù vậy, nếu có căn cứ cho rằng mức sính lễ mà bên nhà gái đặt ra vượt quá mức đáp ứng của bên nhà trai hoặc thậm chí gây cản trở, gây khó khăn cho việc kết hôn của đôi trẻ thì sẽ bị xem là hành vi “yêu sách về của cải” có tính chất gả bán trong hôn nhân.
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2022/08/tap-quan-hon-nhan-cam-ap-dung-4-1-300x300.png)
Thách cưới mang tính chất gả bán như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới. Việc đòi hỏi các sính lễ cưới cao được xem là “yêu sách” của cải trong kết hôn. Đó là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. Và hành vì này bị cấm đã được ghi nhận tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 5, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Căn cứ theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành kèm theo mục lục Các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng trong đó có Tập quán Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới).
Tại tỉnh Lâm Đồng, đa số các dân tộc người bản địa theo chế độ mẫu hệ. Khi đến tuổi lấy chồng, người con gái chủ động đi tìm bạn đời và bị nhà trai thách cưới. Thường giá thách cưới thấp nhất hiện nay là từ 50 triệu, cao hơn có khi vài trăm triệu đồng. Trường hợp kết hôn với người khác làng, xã thì tiền thách cưới cao thất thường. Nếu chàng trai có học hành cao (đại học trở lên), làm cán bộ; hoặc có bố mẹ làm cán bộ thì giá rất cao (có khi vài trăm triệu đồng)… Có những vật thách cưới “oái oăm” không thể tìm được thì hai bên thỏa thuận đổi sang vàng.
Cư dân mạng cũng truyền tay nhau một tấm hình về lễ vật thách cưới của nhà gái khiến ai cũng trầm trồ. Nộp tài 1 tỷ đồng tiền mặt, 6.800 USD khoảng hơn 150 triệu đồng. Tặng cô dâu 1 nền biệt thự Cồn Khương trị giá 12 tỷ đồng, 1 bộ trang sức trị giá hơn 1,3 tỷ đồng và 1 cặp nhẫn kim cương cho dâu rể. Cuối cùng là mâm sinh lễ trầu cau, phu thê, quýt úc, táo đỏ; bánh ngoại, bánh pía, trà ô long, đồ uống ngoại mỗi thứ một mâm.
—————
Vi phạm thách cưới, gả bán thì xử lý thế nào?
Căn cứ Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; Hành chính tư pháp; Hôn nhân và Gia đình; Thi hành án dân sự; Phá sản doanh nghiệp, Hợp tác xã xử phạt hành vi Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (điểm đ, Khoản 1, Điều 59).
Trong trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm hoặc với mức độ nghiêm trọng hơn như hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác thì có thể đối mặt với hình phạt tù lên đến 3 năm.
Căn cứ Điều 181, Bộ Luật Hình Sự hiện hành về Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.