Sau khi ly hôn, nhiều vấn đề khó khăn trong việc thi hành án do nhiều người không tuân thủ theo đúng quyết định của tòa án. Trong đó phổ biến nhất là các tình huống:
- Người có nghĩa vụ cấp dưỡng không chịu cấp dưỡng nuôi con;
- Người có nghĩa vụ thanh toán nợ chung không chịu trả phần nợ thuộc nghĩa vụ của mình;
- Người được chia phần tài sản là hiện vật (xe oto, nhà cửa, đất đai…) có nghĩa vụ thanh toán phần chênh lệch cho đối phương nhưng chậm trễ thực hiện;
- Ngăn cản, cấm cản người vợ/chồng cũ không được đến thăm nom con cái;
Trong đó, sự việc cản trở, ngăn cấm vợ chồng cũ đến thăm con cái là môt trong những thực trạng đau xót khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu tìm cách xử lý hậu ly hôn.
Căn cứ pháp lý bảo vệ quyền thăm nom con
Căn cứ theo quy định tại Điều 82, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Vì sao vợ/chồng cũ ngăn cản việc thăm nom con?
Quan hệ hôn nhân là một quan hệ dân sự đặc biệt, việc kết thúc mối quan hệ này không chỉ là chấm dứt quan hệ đơn thuần mà còn kéo theo đó là những tổn thương về tinh thần. Và phần nhiều, những trở ngại thi hành án hậu ly hôn xuất phát từ những thương tổn này.
- Không cho vợ/chồng cũ gặp con vì còn hờn giận cá nhân, những mâu thuẫn trong mối quan hệ cũ chưa giải quyết thỏa đáng;
- Ngăn cản thăm nom con vì người kia không thực hiện cấp dưỡng;
- Những lý do khác
Nhưng dù vì bất kỳ lý do gì, việc ngăn cấm và cản trở cha/mẹ thăm nom con cái hoặc ông bà thăm nom cháu là xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác, quyền này được pháp luật bảo vệ và đảm bảo thực hiện.
Phải làm sao khi vợ/chồng cũ không cho gặp con sau ly hôn?
Để xử lý vướng mắc này, có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Thỏa thuận và thương lượng hòa bình với vợ/chồng cũ để cùng tìm ra phương hướng hòa giải cho mối quan hệ. Hãy trao đổi thẳng thắn, trên định hướng vì sự phát triển của con trẻ. Dù cha mẹ không ở cũng nhau nữa thì cũng giữ cho con được có cha, có mẹ thăm nom, nuôi dưỡng đầy đủ;
- Trong trường hợp người vợ/chồng cũ vẫn không thỏa hiệp, không cho gặp con thì có thể làm đơn yêu cầu gửi đến cơ quan thi hành án. Cơ quan thi hành án sẽ có những biện pháp cưỡng chế thi hành bản án của tòa, buộc người vợ/chồng cũ phải thực thi đúng bản án.
- Khởi kiện tòa án trong trường hợp đối phương bất hợp tác và thi hành án cưỡng chế thi hành không được thì cha/mẹ có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Luật sư hôn nhân gia đình ANSG tư vấn hướng giải quyết thi hành án hậu ly hôn
Luật sư chuyên về Hôn nhân và Gia đình Công ty Luật ANSG cung cấp giải pháp hữu ích cho khách hàng:
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ người không trực tiếp nuôi con hậu ly hôn;
- Tư vấn phương hướng giải quyết khi vợ, chồng cũ không cho gặp con sau ly hôn;
- Hỗ trợ làm thủ tục khởi kiện thay đổi quyền nuôi con khi vợ không cho gặp con sau ly hôn;
- Tham gia tranh tụng tại tòa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng về quyền nuôi con.