Skip to content
  • Công Ty Luật TNHH ANSG - P09, Lầu 10, Tòa nhà Vinaconex, 47 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    • lawyer.duyninh@ansglaw.com
    • 08 99 77 99 08
  • Công Ty Luật TNHH ANSG - P09, Lầu 10, Tòa nhà Vinaconex, 47 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Công Ty Luật TNHH ANSGCông Ty Luật TNHH ANSG
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Khóa học Pháp luật Hôn nhân & Gia đình
    • Ly Hôn Nhanh
    • Ly Hôn Hạnh Phúc
    • Ly Hôn Bí Mật
    • Tài Sản Riêng
    • Lưu giữ thông tin di sản thừa kế
    • Luật Sư Khẩn Cấp
  • Thủ tục đăng ký hộ tịch
  • Thủ tục ly hôn
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ

Sau ly hôn, đừng để con trẻ tổn thương

Chưa được phân loạiPosted on 23/08/202223/08/2022 by ANSGLAW

Đằng sau câu chuyện ly hôn của người lớn, có thể ký ức tuổi thơ, tâm lý con trẻ bị ảnh hưởng khi phải đứng giữa lằn ranh ở với ai, cha hay mẹ.
1. “Con mong bố tôn trọng con và em”
Khoảng 15 giờ ngày 29.7, tại một căn hộ chung cư trên đường Bạch Đằng (Q.Tân Bình, TP.HCM), Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) Q.Tân Bình tổ chức THA căn cứ vào quyết định của TAND TP.HCM, buộc chị L.T.D giao 2 con chung 13 tuổi và 10 tuổi cho ông N.V.H chăm sóc, nuôi dưỡng. Buổi giao con được phối hợp với chính quyền địa phương.

Đến 15 giờ 15 cùng ngày, chị L.T.D cùng 2 con có mặt tại Văn phòng Ban Quản lý chung cư để tự nguyện giao 2 con chung cho ông N.V.H.

15 giờ 45 phút, bé gái 10 tuổi chạy ra khỏi Văn phòng Ban Quản lý, đi thẳng tới người nhà, khóc thút thít: “Con muốn ở với mẹ, đừng bắt con về với bố”. Đi theo sau, người anh trai và mẹ bé – chị L.T.D tới an ủi, dỗ dành, rồi chị D. ôm con vào lòng rủ rỉ. Lát sau cả 3 mẹ con chị quay trở lại Văn phòng Ban Quản lý để tiếp tục làm việc với cơ quan THA. Từ trong phòng làm việc, vang vọng ra tiếng ông N.V.H đang thuyết phục các con về nhà cùng ông, rồi “khi nào nhớ mẹ, các con cứ về thăm mẹ”.

Con trai 13 tuổi của ông H. ý kiến: “Con muốn ở với mẹ. Dù mẹ có giao con cho bố thì con vẫn ở với mẹ. Con không muốn ai làm phiền con. Về chuyện trường học, bố đừng can thiệp, đừng rút hồ sơ chuyển trường…”. Bé gái cũng ý kiến: “Con có ý kiến giống anh hai. Con muốn ở với mẹ. Mẹ có giao con cho bố, con vẫn muốn ở với mẹ. Bố đừng rút hồ sơ ở trường. Con muốn ở thành phố, không muốn về Hà Tĩnh”. Anh trai tiếp lời em gái: “Con muốn đi du học, con muốn học ở TP.HCM để thuận lợi. Con mong bố tôn trọng con và em”…

“Con và anh được ở lại với mẹ rồi…”, bé gái tươi cười, chạy ra ngoài phòng làm việc, ôm người thân. “Bố nói sao?”, bà ngoại bé hỏi. “Bố bảo con và anh cứ ở với mẹ. Khi nào muốn ở với bố, bố sẵn sàng đón về”. Kết thúc buổi làm việc, 2 bé tay trong tay với mẹ, bà ngoại, các dì lên căn hộ.

Đây không phải là buổi làm việc đầu tiên về việc bàn giao 2 con của chị L.T.D. Ngày 15.7, Chi cục THADS Q.Tân Bình và chính quyền địa phương, cùng ông N.V.H đến căn hộ nơi 3 mẹ con sinh sống, thuyết phục 2 bé về ở cùng ông N.V.H. Nhưng tại buổi làm việc này, 2 cháu bé đều nói muốn ở với mẹ. Ông H. thuyết phục 2 con về ở với bố…

Ông H. trình bày với chấp hành viên: “Hôm nay các con chưa đồng ý về ở với bố, nhưng tôi được quyền đón con bất cứ lúc nào, và khi nào thuyết phục được các cháu về ở với bố, đề nghị bà D. (mẹ) phải giao hai con cho tôi, không được cản trở”. Chị L.T.D tiếp lời: “Tôi luôn tôn trọng nguyện vọng của hai con, hai con có nguyện vọng như thế nào tôi sẽ đồng ý”.

Sau nhiều lần thuyết phục, thực hiện việc bàn giao con cho ông N.V.H theo quyết định của tòa án, nhưng do 2 bé không đồng ý, các cháu vẫn được tiếp tục ở với mẹ theo nguyện vọng.

2. Cuộc sống mới
“Con muốn ở với mẹ, con thương mẹ…” là những dòng thư mà bé T. (10 tuổi) viết gửi cho chị N.T.M.T. trong suốt 3 năm. Xem lại những lá thư con gái viết cho mình, chị T. không kìm được xúc động. “Tôi không ngờ có ngày mình được đón con về chăm sóc”, chị T. nói.

Bản án ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con hồi tháng 8.2019, Tòa Gia đình và người chưa thành niên (TAND TP.HCM) tuyên giao bé T. cho mẹ – chị N.T.M.T. nuôi dưỡng.

Mặc cho bản án đã tuyên, anh Q., chồng chị T., vẫn đưa bé T. về nhà và không cho chị T. đến. Chị T. phải đến thăm con trước sự chứng kiến của người thân bên gia đình chồng và không được đưa con đi đâu.

(Nguồn: Báo Thanh Niên)

Danh mục: Chưa được phân loại
Thẻ tìm kiếm: hậu ly hôn, ly hôn
Khám sức khỏe tiền sinh sản là gì? Vai trò của khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân
Con của vợ hai có được hưởng thừa kế không?

Hỗ trợ giải đáp




Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dịch vụ của chúng tôi
  • Dịch Vụ Ly Hôn Hạnh Phúc
  • Dịch Vụ Ly Hôn Nhanh
  • Dịch Vụ Ly Hôn Bí Mật
  • Dịch Vụ Luật Sư Khẩn Cấp
  • Dịch Vụ Tài Sản Riêng
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC
  • Thủ tục hộ tịch

  • Thủ tục hành chính 
  • Thủ tục ly hôn tại tòa án
Bài viết mới
  • Thủ tục xóa đăng ký thường trú
  • Hướng dẫn thủ tục Đăng ký thường trú
  • Thủ tục khai báo tạm vắng
  • Những lý do nào khiến 70% vụ ly hôn ở Việt Nam là do phụ nữ đệ đơn?
  • Thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã
  • Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
  • Hướng dẫn thủ tục ly hôn với người nước ngoài
  • Bị đơn vụ kiện ly hôn giấu địa chỉ, xử lý ra sao?
Fanpage Facebook

https://www.youtube.com/@ANSGLAW

https://www.tiktok.com/@ansglaw

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Thủ tục đăng ký hộ tịch
  • Thủ tục ly hôn
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
Copyright 2025 © luatsuhonnhangiadinh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Khóa học Pháp luật Hôn nhân & Gia đình
    • Ly Hôn Nhanh
    • Ly Hôn Hạnh Phúc
    • Ly Hôn Bí Mật
    • Tài Sản Riêng
    • Lưu giữ thông tin di sản thừa kế
    • Luật Sư Khẩn Cấp
  • Thủ tục đăng ký hộ tịch
  • Thủ tục ly hôn
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
Zalo
Phone
x
x