Nghị định mới của Chính phủ 45/2022/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 8 năm 2022.
Đây là nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trong đó, tại Khoản 1, Điều 26 của nghị định này có quy định; Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
![phân loại rác thải](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2022/07/phan-loai-rac-thai-300x300.png)
—————-
Chất thải rắn sinh hoạt là gì?
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành các loại quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu:
– Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật);
– Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh);
– Nhóm còn lại.
—————-
Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt có ý nghĩa gì?
Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà, góp phần tạo thuận lợi cho quá trình xử lý rác. Thông qua việc xử lý nguồn rác thải được dễ dàng và hiệu quả hơn sẽ tiết kiệm chi phí trong quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đồng thời tạo thêm nguồn nguyên liệu để sản xuất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm quỹ đất. Cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, không khí; góp phần bảo vệ môi trường sống.
______________________________________
CÔNG TY LUẬT ANSG
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN NGAY
![☎](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t22/1/16/260e.png)
![✉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t37/1/16/2709.png)
![📌](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tac/1/16/1f4cc.png)