Hòa giải là một trong những quy trình có tính bắt buộc trong giải quyết ly hôn. Công tác hòa giải cũng là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình nhằm kịp thời giải quyết mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. (Khoản 3, Điều 4, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
– Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình;
– Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết ly hôn, không phải vụ việc/vụ án ly hôn nào cũng thực hiện bước hòa giải này, mà có những ngoại lệ nhất định.
Căn cứ quy định tại Điều 207, Luật Tố tụng dân sự 2015 về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được, bao gồm:
1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Theo quy định trên thì có các trường hợp ly hôn không cần hỏa giải sau:
- Bị đơn (vợ hoặc chồng) trong vụ án ly hôn được tòa án triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. Lúc này tòa án sẽ xem là hòa giải không thành và tiếp tục đưa vụ án ly hôn xét xử theo thủ tục chung.
- Trường hợp đương sự (một bên vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng) có ly do chính đáng xin vắng mặt thì có thể làm đơn trình bày lý do vắng gửi tòa án;
- Trường hợp đương sự (một bên vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng) mất năng lực hành vi dân sự thì có thể xét xử ly hôn không hòa giải;
- Trường hợp một bên hoặc cả hai bên vợ chồng làm đơn đề nghị không hòa giải.