Skip to content
  • Công Ty Luật TNHH ANSG - P09, Lầu 10, Tòa nhà Vinaconex, 47 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    • lawyer.duyninh@ansglaw.com
    • 08 99 77 99 08
  • Công Ty Luật TNHH ANSG - P09, Lầu 10, Tòa nhà Vinaconex, 47 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Công Ty Luật TNHH ANSGCông Ty Luật TNHH ANSG
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Khóa học Pháp luật Hôn nhân & Gia đình
    • Ly Hôn Nhanh
    • Ly Hôn Hạnh Phúc
    • Ly Hôn Bí Mật
    • Tài Sản Riêng
    • Lưu giữ thông tin di sản thừa kế
    • Luật Sư Khẩn Cấp
  • Thủ tục đăng ký hộ tịch
  • Thủ tục ly hôn
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ

Những phụ nữ thua ‘cuộc chiến’ đòi tiền nuôi con hậu ly hôn

Hậu ly hôn, Ly hôn, Quyền nuôi con, cấp dưỡngPosted on 30/11/2023 by ANSGLAW

Nhiều bạn bè tôi là phụ nữ đã ly hôn, phải xoay xở nuôi con một mình vì chồng cũ không chu cấp tiền.

Những người bạn nữ của tôi sau ly hôn đều nhận nuôi con, chồng cũ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Quyết định ly hôn thuận tình của Tòa án ghi rõ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng, mức cấp dưỡng Tòa án ghi trong quyết định chính là mức do hai bên tự thỏa thuận từ trước.

Thế nhưng, sau khi quyết định được ban hành, rất ít người nhận được đủ số tiền cấp dưỡng theo đúng như quyết định. Chỉ 10 phần trăm phụ nữ ly hôn may mắn nhận được đủ tiền cấp dưỡng và có mối quan hệ tốt với chồng cũ, cả hai cùng chăm lo cho con.

Số còn lại, đa phần chỉ nhận được một nửa hoặc một phần nhỏ số tiền cấp dưỡng, thậm chí còn không nhận được một đồng nào. Nhiều năm sau ly hôn, chồng cũ không một lần gửi tiền và thăm con như thể không tồn tại những đứa con đó.

Những người bạn của tôi còn bận kiếm tiền nuôi con, không có thời gian chạy theo chồng cũ để đòi tiền cấp dưỡng, không có thời gian làm đơn yêu cầu thi hành án gửi đến Chi cục thi hành án tại địa phương nơi đã giải quyết Đơn ly hôn của vợ chồng họ. Hoặc là do họ quá nhân văn không muốn những đứa con của mình chứng kiến cảnh bố mẹ chúng kiện nhau ra Tòa án để phân định số tiền nuôi con.

Họ chấp nhận tự xoay sở nuôi con một mình, không nhận tiền cấp dưỡng của chồng cũ. Có trường hợp là chồng cũ không kiếm ra tiền, không có khả năng cấp dưỡng dù mức cấp dưỡng theo thỏa thuận của hai bên rất thấp, chỉ 3 triệu đồng một đứa con, mức cấp dưỡng ấy không đủ để nuôi một đứa trẻ nhưng họ không có công việc ổn định, không kiếm ra tiền thì cũng đành chịu.

Trường hợp này cũng đáng trách nhưng không đáng trách bằng những trường hợp có điều kiện kinh tế khá giả, làm chủ doanh nghiệp nuôi cả trăm nhân viên nhưng lại không thể gửi tiền cấp dưỡng nuôi con, chỉ gửi một phần hoặc không gửi một đồng nào so với quyết định của Tòa án.

Phải chăng họ sợ đưa tiền nuôi con nhiều thì vợ cũ sẽ tiêu không hết hay là họ có thể sinh con khác với vợ mới, không cần con của vợ cũ? Không có con này thì có con khác? Cho dù là vì lý do gì như làm ăn khó khăn, nợ nần, bận nuôi vợ con mới…cũng không thể biện minh cho việc không thực hiện nghiêm túc việc cấp dưỡng nuôi con theo đúng bản án của Tòa án đã tuyên.

Phụ nữ ai cũng mong muốn có một gia đình hạnh phúc trọn vẹn, bất đắc dĩ mới phải ly hôn làm mẹ đơn thân. Làm mẹ đơn thân nuôi con đã quá vất vả, nếu không nhận được tiền cấp dưỡng nuôi con hoặc nhận được số tiền không đủ nuôi con thì sẽ vô cùng vất vả, sẽ phải lăn lộn, bon chen kiếm thêm tiền và không thể có thời gian chăm sóc, dạy dỗ con chu đáo.

Những đứa trẻ đã không được sống cùng bố, không có sự quan tâm của bố lại thiếu sự chăm sóc của mẹ thì làm sao có thể phát triển toàn diện và sống vui vẻ, hạnh phúc đây? Rất mong những người đàn ông sau ly hôn, nếu không trực tiếp nuôi con, xin hãy cố gắng giảm bớt một phần thu nhập để gửi tiền cấp dưỡng nuôi con đầy đủ cho vợ cũ.

Xin hãy thương những đứa trẻ thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm của bố. Xin hãy quan tâm đến các con cả về tinh thần lẫn vật chất để con trẻ được quyền phát triển toàn diện và có một cuộc sống đủ đầy. Xin đừng bỏ rơi luôn vợ cũ và các con, mặc kệ cho vợ cũ tự xoay sở nuôi con mà không có trách nhiệm gì. Nếu con đẻ của mình mà còn không lo được chu toàn thì các anh có thể lo được cho ai? Ai dám yêu và kết hôn với một người đàn ông không thương con và không có trách nhiệm với con đẻ của mình? Chỉ có những người phụ nữ kém cỏi, không hiểu biết và nông cạn mới dám kết hôn với những người đàn ông như thế.

Một số người bạn nhờ tôi tư vấn làm sao để có thể yêu cầu chồng cũ gửi tiền chu cấp nuôi con vì tháng nào cũng nhắn tin, gọi điện nhắc nhưng chồng cũ cứ hứa hẹn hết tháng này đến tháng khác nhưng không gửi tiền hoặc lờ đi coi như không đọc tin nhắn.

Tôi đã từng học Đại học Luật Hà Nội nên tôi cũng nắm được điều này và tư vấn cho các bạn rằng: Nếu bản án đã có hiệu lực pháp lý thì tất cả cá nhân, tổ chức có liên quan đều phải chấp hành.

Đối với những người mẹ đơn thân, nếu như chồng cũ không hoàn thành nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, nếu như cuộc sống quá khó khăn không thể đảm bảo lo cho các con, nếu hết thời gian theo quy định và không có thỏa thuận khác mà bên phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án can thiệp, bạn có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án.

Đơn được gửi đến Chi cục thi hành án tại địa phương nơi đã giải quyết đơn ly hôn của vợ chồng bạn. Sau khi nhận được Đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, các tài liệu nếu đầy đủ là hợp lệ thì sẽ ra quyết định thi hành án.

Trong trường hợp xác minh được là chồng cũ của bạn vì hoàn cảnh khó khăn mà không thể thực hiện việc cấp dưỡng thì việc thi hành án có thể bị hoãn theo quy định của pháp luật. Nếu trong quá trình xác minh phát hiện ra bên phải thi hành án có điều kiện thi hành nhưng không thi hành, có nghĩa là chồng cũ của bạn có đầy đủ điều kiện cấp dưỡng cho con nhưng đã không thực hiện việc cấp dưỡng, thì cơ quan thi hành án sẽ tổ chức cưỡng chế thi hành án.

Đằng sau bản án ly hôn là số phận của mỗi con người. Mặc dù trên thực tế mỗi trường hợp ly hôn mức thu nhập, điều kiện cụ thể và hoàn cảnh sống của mỗi người khác nhau nhưng để đảm bảo cuộc sống để những đứa trẻ sau khi ly hôn được phát triển toàn diện thì Nhà nước cần quy định cụ thể về mức cấp dưỡng.

Theo quan điểm của tôi nên quy định mức cấp dưỡng tính trên phần trăm thu nhập của người phải cấp dưỡng. Dù người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là công chức, viên chức hay làm doanh nghiệp thì con cái họ cũng cần phải được đảm bảo mức sống tối thiểu. Làm như vậy thì mới có thể bảo đảm quyền lợi cho người được cấp dưỡng và tránh thiệt thòi cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Để đảm bảo quyền lợi cho trẻ em, nhất là những đứa trẻ đang phải chịu nhiều thiệt thòi vì không được hưởng sự quan tâm chăm sóc của cả cha lẫn mẹ, trong thực thi pháp luật cần có sự điều chỉnh để khắc phục những bất cập nói trên.

Theo VnExpress

Xem thêm

Thi hành bản án về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Mức cấp dưỡng được pháp luật quy định tối thiểu bao nhiêu?

Một số quyền của phụ nữ sau khi ly hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình

DỊCH VỤ LUẬT SƯ gia đình

Danh mục: Hậu ly hôn, Ly hôn, Quyền nuôi con, cấp dưỡng
Thẻ tìm kiếm: cấp dưỡng, hậu ly hôn, quyền nuôi con
Một số quyền của phụ nữ sau khi ly hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình
Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Hỗ trợ giải đáp




Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dịch vụ của chúng tôi
  • Dịch Vụ Ly Hôn Hạnh Phúc
  • Dịch Vụ Ly Hôn Nhanh
  • Dịch Vụ Ly Hôn Bí Mật
  • Dịch Vụ Luật Sư Khẩn Cấp
  • Dịch Vụ Tài Sản Riêng
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC
  • Thủ tục hộ tịch

  • Thủ tục hành chính 
  • Thủ tục ly hôn tại tòa án
Bài viết mới
  • Thủ tục xóa đăng ký thường trú
  • Hướng dẫn thủ tục Đăng ký thường trú
  • Thủ tục khai báo tạm vắng
  • Những lý do nào khiến 70% vụ ly hôn ở Việt Nam là do phụ nữ đệ đơn?
  • Thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã
  • Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
  • Hướng dẫn thủ tục ly hôn với người nước ngoài
  • Bị đơn vụ kiện ly hôn giấu địa chỉ, xử lý ra sao?
Fanpage Facebook

https://www.youtube.com/@ANSGLAW

https://www.tiktok.com/@ansglaw

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Thủ tục đăng ký hộ tịch
  • Thủ tục ly hôn
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
Copyright 2025 © luatsuhonnhangiadinh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Khóa học Pháp luật Hôn nhân & Gia đình
    • Ly Hôn Nhanh
    • Ly Hôn Hạnh Phúc
    • Ly Hôn Bí Mật
    • Tài Sản Riêng
    • Lưu giữ thông tin di sản thừa kế
    • Luật Sư Khẩn Cấp
  • Thủ tục đăng ký hộ tịch
  • Thủ tục ly hôn
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
Zalo
Phone
x
x