Ly hôn vắng mặt là việc ly hôn khi một bên đương sự không có mặt tại phiên tòa. Có nhiều lý do mà bên đương sự (vợ hoặc chồng) vắng mặt, như mất tích, không sinh sống tại nơi cư trú, đi nước ngoài…. Việc một bên vắng mặt khi ly hôn khiến quá trình giải quyết sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Đối với án ly hôn, tòa án sẽ triệu tập các đương sự đến hòa giải. Nếu Tòa án đã triệu tập đến lần thứ 2 mà vợ hoặc chồng vẫn không có mặt, thì được xác định thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải được (căn cứ theo khoản 1, Điều 207, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).
————–
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2022/09/Ly-hon-vang-mat-la-gi-1024x1024.png)
Khi bên nguyên đơn vắng mặt
Căn cứ quy định tại Điều 227, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về trường hợp nguyên đơn vắng mặt như sau
– Vắng mặt lần thứ nhất
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng nguyên đơn vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án sẽ thông báo cho nguyên đơn về việc hoãn phiên tòa.
– Vắng mặt lần thứ hai
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nguyên đơn phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
Nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.
Nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau: Nguyên đơn vắng mặt bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp người vợ/chồng đóng vai trò nguyên đơn khởi kiện ly hôn nhưng vắng mặt sau 2 lần tòa án triệu tập mà không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì tòa án sẽ đình chỉ vụ án.
————–
Khi bên bị đơn vắng mặt
Cũng theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về việc xử lý khi bị đơn vắng mặt
– Vắng mặt lần thứ nhất
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, nếu bị đơn vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án sẽ thông báo bị đơn về việc hoãn phiên tòa.
– Vắng mặt lần thứ hai
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không thì xử lý như sau
Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật”
Như vậy, trong trường hợp vợ/chồng đóng vai trò bị đơn, nếu bị triệu tậ mà vẫn vắng mặt tại phiên tòa lần thứ 2 thì Tòa án tiến hành xét xử ly hôn vắng mặt họ. Trừ trường hợp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.
Với các trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố trong vụ án ly hôn, mà bị đơn vắng mặt lần 2 và không có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tóa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố đó và tiến hành xét xử vụ án để giải quyết yêu cầu của nguyên đơn.
————–
Về thủ tục và trình tự ly hôn vắng mặt
Thủ tục và trình tự ly hôn vắng mặt không khác gì so với các vụ án ly hôn thông thường. Trong trường hợp vợ hoặc chồng vắng mặt và không tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn tiến hành các trình tự, thủ tục giải quyết vụ án đơn phương ly hôn mà không phụ thuộc vào việc có hay không có sự có mặt của bị đơn.
Xem thêm Hướng dẫn thủ tục ly hôn tại tòa án
—————-
Liên hệ Luật sư Hôn nhân và Gia đình ANSG Law
![☎](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/ta9/1.5/16/260e.png)
![✉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tbe/1.5/16/2709.png)
![📌](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t5/1.5/16/1f4cc.png)