Việc ly hôn đơn phương là theo yêu cầu của một bên đề nghị Tòa án để ly hôn, do đó khi xét xử vụ án ly hôn thì Tòa án cũng phải dựa theo Luật Hôn nhân và gia đình để đưa ra các quyết định giải quyết về tranh chấp quyền nuôi con. Và các tranh chấp về con các thì có các hướng giải quyết như sau:
![Ly hon don phuong co duoc quyen nuoi tat ca con khong ansglaw](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/03/10-1024x1024.png)
Đầu tiên, tranh chấp quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Căn cứ Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Do đó, nếu con cái nằm trong độ tuổi này thì đây là giai đoạn người mẹ có ưu thế nhiều hơn so với người cha khi giành quyền nuôi con. Thông thường, nếu người mẹ không nằm trong các trường hợp bị hạn chế quyền nuôi con hay đang trong các tình huống bất lợi về sức khỏe, tinh thần,… thì tòa án sẽ ưu tiên giao cho người mẹ nuôi con.
Thứ hai, tranh chấp quyền nuôi con từ đủ 7 tuổi
Căn cứ Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;
Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Hiện nay, tại các phiên tòa ly hôn cần lấy ý kiến của trẻ thì thường được thực hiện thông qua việc lấy ý kiến bằng biểu mẫu. Cách lấy nguyện vọng của trẻ như thế sẽ giúp tránh cho trẻ khỏi bị tổn thương, không nhất thiết phải triệu tập trẻ đến tòa lập biên bản trong không khí ngột ngạt, căng thẳng giữa cha và mẹ. Các mẫu đơn lấy ý kiến này sẽ do người lớn hướng dẫn bé tự viết tay các mong muốn của mình và ký tên để gửi lên tòa.
Cần lưu ý thêm rằng, ý kiến của trẻ từ 7 tuổi trở chỉ là cơ sở để tòa án xem xét, không phải là yếu tố quyết định trong phán quyết của tòa án. Tòa sẽ căn cứ và đánh giá toàn diện về điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần từ hai phía và sẽ trao cho bên nào có các điều kiện chăm sóc, nuôi dạy con tốt hơn.
Do đó, không phải trường hợp nào khi ly hôn đơn phương cũng được quyền nuôi tất cả các con, mà tùy vào những tình huống cụ thể mà Tòa án có cách giải quyết khác nhau về phân chia quyền nuôi con.
![☎](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t22/1/16/260e.png)
![✉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t37/1/16/2709.png)
![📌](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tac/1/16/1f4cc.png)
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/02/Lien-he-Luat-su-Hon-nhan-va-Gia-dinh-ANSG-2-1024x512.png)
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/02/Lien-he-Luat-su-Hon-nhan-va-Gia-dinh-ANSG-3-1024x512.png)