Hỏi:
Em gái em ly thân với chồng, sau đó chồng nó thuê dịch vụ làm ly hôn, tự ý làm ủy quyền cho vợ mới thay mặt em ấy giải quyết thủ tục ly hôn tại toà mà em ấy không hề hay biết. Vậy việc ly hôn đó về mặt pháp luật có được công nhận không ạ? Nếu không thì em gái em cần làm những gì để đòi lại quyền lợi ạ?
—————
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2022/09/Ly-hon-co-uy-quyen-thuc-hien-duoc-khong-1024x1024.png)
Trả lời:
Ly hôn là một quyền gắn với nhân thân trong hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 39, Bộ Luật Dân sự 2015. Tương tự như kết hôn thì việc ly hôn cũng phải do chính cá nhân vợ và chồng tự mình thực hiện quyền này.
Ủy quyền cho một ai đó đại diện thay mình thực hiện một số quyền dân sự, người được ủy quyền được gọi là người đại diện, người đó sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự trong phạm vi mà mình đại diện. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.
Căn cứ Điều 85, Luật Tố tụng dân sự 2015 về Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm hai trường hợp là:
– Người đại diện theo pháp luật;
– Người đại diện theo ủy quyền.
Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng được quy định tại Điều 24, Luật Hôn nhân và Gia đình 201 như sau:”Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.”
Tuy nhiên, tại Khoản 4, Điều 85, Luật Tố tụng dân sự 2015 nêu rõ: “Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.”
Như vậy, việc chồng của em bạn ủy quyền cho người khác thực hiện ly hôn thay cho người vợ là không có sơ sở. Việc ly hôn đó không được công nhận về mặt pháp luật.
——–
Người vợ cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
– Trong trường hợp xác định được người chồng cưới vợ mới trong thời kỳ còn hôn nhân với mình thì người vợ phải yêu cầu hủy việc kết hôn trái luật đó.
Căn cứ theo quy định Điểm c, Khoản 2, Điều 5, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì cấm việc người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Khi người chồng vi phạm nghĩa vụ chung thủy kể trên thì có thể đối diện với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo Điều 59, Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
– Đánh giá lại chất lượng cuộc hôn nhân và đưa ra quyết định:
Trong trường hợp xét thấy hôn nhân còn những giá trị đủ lớn và còn xứng đáng để xây dựng lại thì hãy thỏa thuận với người chồng xây dựng lại cuộc hôn nhân hạnh phúc. Bởi vì trước nhất hãy nghĩ đến những đứa con, hãy cân nhắc về việc cho con một cơ hội có một gia đình đầy đủ cha và mẹ. Bên cạnh đó là nghĩ cho bản thân mình, liệu những giá trị về tình cảm có đủ để hai người tiếp tục cuộc hôn nhân này không?
Trong trường hợp sự rạn nứt đã quá lớn, hôn nhân thực tế đã không còn tồn tại, những giá trị về tình yêu, nghĩa vợ chồng cũng không còn đủ nhiều thì hãy đưa ra một lựa chọn quyết đoán hơn. Người vợ có thể đơn phương yều cầu ly hôn với chồng. Nên chuẩn bị đầy đủ các vấn đề sau:
– Phân chia quyền nuôi con cái, nghĩa vụ thăm nom, cấp dưỡng cho con mỗi tháng;
– Phân chia tài sản chung của vợ và chồng;
– Phân chia nghĩa vụ trả nợ chung;
– Tìm chỗ ở mới cho bạn và các con (nếu có);
– Chuẩn bị về tâm lý hậu ly hôn;
– Chuẩn bị về tài chính để nuôi con và tự mình trang trải các khoản sinh hoạt phí hậu ly hôn;
Khi đã đảm bảo có sự chuẩn bị đầy đủ thì em gái bạn có thể tự tin bước ra khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
Cần hỗ trợ thêm về các thủ tục Ly hôn liên hệ Luật Sư Hôn nhân và Gia đình ANSG Law – Liên hệ 089 977 99 08.
______________________________________
CÔNG TY LUẬT ANSG
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN NGAY
![☎](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t22/1/16/260e.png)
![✉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t37/1/16/2709.png)
![📌](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tac/1/16/1f4cc.png)