Khi phụ nữ ngoại tình có con riêng sẽ gặp nhiều rắc rối hơn so với đàn ông ngoại tình có con riêng?
Quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành sẽ làm phụ nữ vướng mắc nhiều hơn so với người đàn ông, khi họ ngoại tình và có con riêng ngoài giá thú. Trong thực tiễn, nếu một người đàn ông ngoại tình và có con riêng, anh ta vẫn có thể đi đăng ký khai sinh cho người con đó mang họ tên cha, và thực hiện việc này không cần sự đồng ý của người vợ. Việc đăng ký khai sinh và kết hợp nhận cha con lúc này chỉ cần thực hiện tại Ủy ban nhân dân.
Điều kiện thực hiện thủ tục
– Bên nhận và bên được nhận là cha, con đều còn sống tại thời điểm đăng ký;
– Việc nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp.
– Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Hồ sơ cần có để đăng ký khai sinh cho con riêng bao gồm:
- 01 Tờ khai đăng ký khai sinh;
- 01 Tờ khai đăng ký nhận cha, con theo mẫu;
- 01 Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con là một trong các giấy tờ sau: văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con. Trường hợp không có các văn bản này thì có thể lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Tuy nhiên, nếu một người phụ nữ ngoại tình và có con riêng, thì cô ta sẽ không thể tự mình làm khai sinh cho con đúng với họ tên của cha đẻ của bé như thủ tục kể trên, mà phải làm khai sinh lấy họ và tên cha theo người chồng trên giấy tờ. Bởi vì Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con chung của vợ chồng (căn cứ theo khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Theo quy định này, nếu một người phụ nữ đang còn hôn nhân mà mang thai và sinh con thì những em bé được sinh ra trong giai đoạn này đều được xem là con của người chồng hiện tại. Do đó, khi làm khai sinh cho bé, mặc định phần tên cha sẽ là tên của người chồng.
Rất nhiều phụ nữ khi ly thân với chồng nhiều năm, không thực hiện thủ tục ly hôn, nhưng lại có con và chung sống với người đàn ông khác thì vẫn không thể làm khai sinh cho con đúng với họ tên cha đẻ của bé được, do vướng phải quy định kể trên.
Thậm chí, người phụ nữ vẫn không thể khai sinh bỏ trống tên cha được, mà bắt buộc phải điền tên của người chồng hợp pháp.
Để gỡ khó khăn trên, người phụ nữ bắt buộc phải làm một thủ tục khởi kiện ra tòa án yêu cầu xác định lại cha cho con mình. Bởi vì bản chất của việc xác định quan hệ cha cho con lúc này là trường hợp có tranh chấp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình 2014, thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con được quy định như sau:
– Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. (cơ quan hộ tịch tại Ủy ban nhân dân)
– Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
– Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. (cơ quan hộ tịch tại Ủy ban nhân dân)
– Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Chỉ sau khi hoàn tất thủ tục này và có bản án/ quyết định của tòa án công nhận quan hệ cha con thì người phụ nữ mới có thể làm khai sinh cho con riêng của mình theo đúng với quan hệ nhân thân của bé. Từ kinh nghiệm trên, phụ nữ cần lưu ý rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Nếu đã xác định chia tay không sống với nhau nữa thì hãy hoàn tất cho xong các thủ tục ly hôn rồi mới tìm hiểu và chung sống với người khác. Đừng kéo dài tình trạng ly thân vô nghĩa để tránh phát sinh những rắc rối về hộ tịch cho con cái hoặc tài sản sau này.
Xem thêm:
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/06/Bia-gioi-thieu.png)
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/07/Lien-he-Luat-su-Hon-nhan-va-Gia-dinh-ANSG-3.png)