Quyền trực tiếp nuôi con là một trong những vấn đề quan trọng khi giải quyết ly hôn. Trong đó đặc biệt là việc giành nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Khi ly hôn, vợ chồng nên tự thỏa thuận với nhau về người sẽ trực tiếp nuôi dưỡng con. Bởi hơn ai hết, cha mẹ luôn là người hiểu được điều gì sẽ tốt nhất cho con cái của mình.
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2022/09/khi-ly-hon-Con-duoi-3-tuoi-co-mac-dinh-giao-cho-me-nuoi-1024x1024.png)
Tuy nhiên, trong trường hợp không thể thỏa thuận được với nhau về quyền nuôi con thì hai vợ chồng có thể yêu cầu tòa án giải quyết.
Khi ra tòa thì sẽ căn cứ vào các vấn đề sau:
– Điều kiện về tài chính;
– Điều kiện về thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng;
– Điều kiện giáo dục, nuôi dạy con;
Xét thấy bên nào đảm bảo được các điều kiện kể trên được tốt hơn thì tòa sẽ giao con cho người đó trực tiếp nuôi dưỡng, nhằm tạo cơ hội tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên thì tòa án còn cân nhắc thêm ý kiến của trẻ.
Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ từ dưới 36 tháng tuổi, thì cần thêm những điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng đặc biệt. Trong giai đoạn này, điều kiện về thời gian chăm sóc và trực tiếp nuôi dưỡng bé rất quan trọng, đó là giai đoạn trẻ còn bú sữa mẹ, còn tập ăn, tập nói, chậm chững bước đi… Và vì thế, vai trò hiện diện của người mẹ ở giai đoạn này rất quan trọng.
Do đó, khi ly hôn, người mẹ sẽ được quyền ưu tiên nuôi dưỡng bé trong giai đoạn này.
Mẹ được quyền ưu tiên nuôi, không phải là mặc định được nuôi
Căn cứ quy định Khoản 3, Điều 81, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Có thể thấy, trong một số trường hợp, người mẹ nếu không đảm bảo được điều kiện nuôi con tốt (vì lý do sức khỏe, vì bệnh tâm thần, vì đang chấp hành án tù, vì không đủ phẩm chất đạo đức…) thì sẽ mất đi quyền ưu tiên nuôi con. Trong trường hợp đó, tòa sẽ xem xét giao cho người cha nuôi dưỡng.
—————-
Liên hệ Luật sư Hôn nhân và Gia đình ANSG Law
![☎](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/ta9/1.5/16/260e.png)
![✉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tbe/1.5/16/2709.png)
![📌](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t5/1.5/16/1f4cc.png)