Hiện nay, nhằm phụ vụ nhu cầu thương mại, nhiều đơn vị in ấn, người dân đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo nhằm thu hút người mua. Đặc biệt phải kể đến trào lưu sử dụng hình ảnh của tiền Việt Nam in lên các ấn phẩm, quà tặng, bao bì, bao lì xì nhằm tạo ra sự ấn tượng. Các sản phẩm này đang được bày bán nhiều trên các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, nếu in ấn và tiêu thụ các sản phẩm này thì người dân sẽ đối diện với nhiều rắc rối pháp lý. Bởi hình ảnh tiền tệ không thể được sử dụng tùy tiện mà phải thông qua sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Căn cứ Điều 3 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg, hình vi bị nghiêm cấm gồm:
– Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả;
– Hủy hoại tiền Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào;
– Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;
– Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.
Tiền Việt Nam Đồng được sử dụng nhằm mục đích lưu thông và thanh toán, việc tự ý sử dụng hình ảnh của tiền tệ vào các mục đích khác mà không được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp phép thì sẽ bị xử phạt rất nặng. Căn cứ quy định khoản 4, Điều 31, Nghị định Chính phủ số 88/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
Do đó, người dân cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm có hình tiền tệ Việt Nam để tránh bị xử phạt.
![☎](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t22/1/16/260e.png)
![✉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t37/1/16/2709.png)
![📌](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tac/1/16/1f4cc.png)