Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
II. Ai có quyền yêu cầu ly hôn thuận tình?
Cả vợ và chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn thuận tình. Yêu cầu ly hôn này chỉ thực hiện được khi có sự đồng thuận từ cả hai phía. Căn cứ quy định khoản 1 Điều 51, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì
-
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
III. Ly hôn thuận tình làm thủ tục tại đâu?
Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Việc ly hôn thuận tình được xác định là một yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, do đó đướng sự có yêu cầu ly hôn thuận tình sẽ làm theo thủ tục yêu cầu tòa án giải quyết công nhận thuận tình ly hôn.
1. Tòa án nơi chồng cư trú hay nơi vợ cư trú?
h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
2. Tòa án cấp huyện hay tòa án cấp tỉnh?
Đối với các vụ việc về hôn nhân gia đình theo thủ tục sơ thẩm thì thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
IV. Các bước thực hiện thủ tục ly hôn như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ giải quyết ly hôn tại tòa án
– Đương sự nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án (Hồ sơ ly hôn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện);
Bước 2: Nhận thông báo tiếp nhận đơn, thông báo về án phí
– Sau khi nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo tiếp nhận đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa án.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí
– Đương sự ly hôn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
– Mức án phí áp dụng khi giải quyết thủ tục ly hôn quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về về mức thu án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án … Trong trường hợp nếu bạn chưa hiểu cách tính án phí và mức án phí vui lòng liên hệ với chúng tôi để được luật sư giải đáp.
Bước 4: Thụ lý giải quyết ly hôn thuận tình
Tòa án thụ lý vụ việc, tiến hành giải quyết theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án cụ thể.
Thời hạn giải quyết yêu cầu ly hôn Từ 2 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý.
V. Hồ sơ ly hôn cần chuẩn bị bao gồm:
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn ly hôn theo mẫu (Mẫu số 92-DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP Mẫu Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự) Tải Mẫu số 92-DS Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự
– Bản chính Giấy đăng ký kết hôn;
– Giấy xác nhận thông tin cư trú của vợ và chồng;
– 01 bản sao có chứng thực Căn cước công dân, hộ chiếu của hai vợ chồng;
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung của vợ chồng như: Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký xe….
– Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.


