Hiện nay, Nhà nước Việt Nam không thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng tính cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình: “2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”. Tuy nhiên, pháp luật cũng không có quy định cấm kết hôn đồng giới, mặt khác, công dân có quyền được làm những việc mà pháp luật không cấm. Vì lẽ đó, hôn nhân đồng tính trong xã hội hiện nay xuất hiện rất nhiều. Vậy khi hai người đồng giới sống chung với nhau và phát sinh ra vấn dề dẫn đến “ly hôn” thì việc tranh chấp tài sản giữa 2 người sẽ được giải quyết như thế nào?
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2022/12/hon-nhan-dong-tinh.png)
Đối với hôn nhân đồng giới, vì không nhận được sự công nhận của pháp luật về mối quan hệ “vợ chồng” giữa hai người nên quan hệ giữa hai người chỉ là quan hệ dân sự bình thường. Vậy nên, khi xảy ra tranh chấp về tài sản sẽ không thuộc phạm trù của Luật hôn nhân và gia đình mà sẽ căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
Theo đó, đối với các loại tài sản phát sinh từ các giao dịch mà cả hai bên cùng tham gia thực hiện hoặc tài sản riêng của mỗi người đóng góp vào tài sản chung hoặc tài sản được thỏa thuận để nhập vào khối tài sản chung, sẽ được xem là tài sản chung được quy định tại Điều 207 Bộ luật Dân sự hiện hành. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn quy định các hình thức sở hữu chung tại các Điều 214, Điều 216, Điều 217 Bộ luật Dân sự hiện hành.
Cụ thể thì:
- Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.
- Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
- Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi
- chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
- Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Như vậy, khi muốn phân chia tài sản chung thì cả hai có thể yêu cầu tòa án giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho các bên.