Skip to content
  • Công Ty Luật TNHH ANSG - P09, Lầu 10, Tòa nhà Vinaconex, 47 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    • lawyer.duyninh@ansglaw.com
    • 08 99 77 99 08
  • Công Ty Luật TNHH ANSG - P09, Lầu 10, Tòa nhà Vinaconex, 47 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Công Ty Luật TNHH ANSGCông Ty Luật TNHH ANSG
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Khóa học Pháp luật Hôn nhân & Gia đình
    • Ly Hôn Nhanh
    • Ly Hôn Hạnh Phúc
    • Ly Hôn Bí Mật
    • Tài Sản Riêng
    • Lưu giữ thông tin di sản thừa kế
    • Luật Sư Khẩn Cấp
  • Thủ tục đăng ký hộ tịch
  • Thủ tục ly hôn
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ

Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự như thế nào?

Tài sảnPosted on 06/10/202306/10/2023 by ANSGLAW

Đối với con chưa thành niên

Pháp luật quy định như thế nào về quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ đối với tài sản riêng của con chưa thành niên?

Table of Contents

  • Đối với con chưa thành niên
    • Đối với trẻ dưới 06 tuổi
    • Đối với trẻ từ đủ 06 tuổi đến dưới 15 tuổi
    • Mốc từ đủ 09 tuổi trở lên
    • Mốc từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
  • Đối với con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự

Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người chưa thành niên quy định là:

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Bên cạnh đó, cũng chiếu theo Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, theo đó:

1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

Như vậy, các mốc tuổi quan trọng của người chưa thành niên cần được lưu ý bao gồm:

  • Mốc dưới 6 tuổi;
  • Mốc từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi;
  • Mốc từ đủ 9 tuổi trở lên;
  • Mốc từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi;

Tương ứng với từng mốc tuổi của người chưa thành niên thì có quyền tham gia giao dịch dân sự trong phạm vi cho phép và phạm vi này được mở rộng dần theo độ tuổi.

Đối với trẻ dưới 06 tuổi

Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Hay nói cách khác, các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản riêng của trẻ dưới 06 tuổi sẽ do cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ xác lập và thực hiện vì lợi ích của trẻ.

Đối với trẻ từ đủ 06 tuổi đến dưới 15 tuổi

Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trẻ trong độ tuổi này có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản riêng của mình, nhưng khi thực hiện các giao dịch đó phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Có thể hiểu, việc tự xác lập giao dịch dân sự của trẻ trong giai đoạn này cần phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ thì giao dịch dân sự đó mới có hiệu lực. Ngoại trừ các giao dịch tiêu dùng hằng ngày như mua đồ ăn vặt, mua cặp sách, đồ dùng cá nhân… thì có thể tự mình thực hiện. 

Mốc từ đủ 09 tuổi trở lên

Căn cứ theo khoản 1 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Như vậy, cha mẹ hoặc người giám hộ khi thực hiện quyền định đoạt tài sản của trẻ do mình quản lý vì lợi ích của trẻ thì cần lưu ý phải xem xét nguyện vọng trẻ có đồng ý về việc đó hay không. 

Mốc từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

Căn cứ theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 và khoản 2 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 

Chỉ trừ các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Chẳng hạn, việc dùng tài sản riêng để kinh doanh thì cần có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Đối với con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự

Pháp luật quy định như thế nào về quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ đối với tài sản riêng của người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự?

Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam.

Người mất năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thể tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015, theo đó:

  1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Đối với người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự thì các đối tượng sau đây là người giám hộ đương nhiên của người đó (Điều 53 Bộ luật dân sự 2015):

  • Trường hợp đã kết hôn thì vợ/chồng của người đó là người giám hộ;
  • Trường hợp vợ/chồng của người đó không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ;
  • Trường hợp chưa có vợ/ chồng/ con cái hoặc có nhưng vợ/ chồng/ con cái đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

Có thể hiểu, người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự sẽ có quyền định đoạt tài sản riêng của người mất năng lực hành vi dân sự nhằm mục đích có lợi cho người đó.

Để biết thêm kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, chia tài sản, giành quyền nuôi con, cách tính án phí và các thủ tục ly hôn tại tòa án… bạn có thể tham gia khóa học kiến thức pháp luật hôn nhân & gia đình của ANSGLAW. Chủ động tiếp cận kiến thức tại nhà và được luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 01 năm và 04 videos bài học đầu tiên miễn phí cho học viên đăng ký sớm. Xem chi tiết khóa học Xem thêm tại đây.

Xem thêm

Sở hữu chung tài sản và các loại sở hữu chung trong hôn nhân

Tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh thì khi ly hôn phân chia như thế nào?

Thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

Danh mục: Tài sản
Thẻ tìm kiếm: tài sản, tài sản riêng
Sở hữu chung tài sản và các loại sở hữu chung trong hôn nhân
Bảy con dắt nhau ra tòa tranh… quyền nuôi mẹ

Hỗ trợ giải đáp




Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dịch vụ của chúng tôi
  • Dịch Vụ Ly Hôn Hạnh Phúc
  • Dịch Vụ Ly Hôn Nhanh
  • Dịch Vụ Ly Hôn Bí Mật
  • Dịch Vụ Luật Sư Khẩn Cấp
  • Dịch Vụ Tài Sản Riêng
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC
  • Thủ tục hộ tịch

  • Thủ tục hành chính 
  • Thủ tục ly hôn tại tòa án
Bài viết mới
  • Thủ tục xóa đăng ký thường trú
  • Hướng dẫn thủ tục Đăng ký thường trú
  • Thủ tục khai báo tạm vắng
  • Những lý do nào khiến 70% vụ ly hôn ở Việt Nam là do phụ nữ đệ đơn?
  • Thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã
  • Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
  • Hướng dẫn thủ tục ly hôn với người nước ngoài
  • Bị đơn vụ kiện ly hôn giấu địa chỉ, xử lý ra sao?
Fanpage Facebook

https://www.youtube.com/@ANSGLAW

https://www.tiktok.com/@ansglaw

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Thủ tục đăng ký hộ tịch
  • Thủ tục ly hôn
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
Copyright 2025 © luatsuhonnhangiadinh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Khóa học Pháp luật Hôn nhân & Gia đình
    • Ly Hôn Nhanh
    • Ly Hôn Hạnh Phúc
    • Ly Hôn Bí Mật
    • Tài Sản Riêng
    • Lưu giữ thông tin di sản thừa kế
    • Luật Sư Khẩn Cấp
  • Thủ tục đăng ký hộ tịch
  • Thủ tục ly hôn
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
Zalo
Phone
x
x