Không phải bất kì gia đình nào, người nào cũng có thể nhận nuôi con nuôi. Bên cạnh việc phải đáp ứng được một số điều kiện theo luật định thì gia đình nhận nuôi, người nhận nuôi con còn không được nằm trong các trường hợp bị cấm của Luật Nuôi con nuôi 2010. Căn cứ quy định tại Điều 13, Luật nuôi con nuôi 2010 về Các hành vi bị cấm bao gồm các hành vi sau:
1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Mục đích cuối cùng của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích của người được nhận làm con nuôi, để người này được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình tốt nhất. Vì thế, pháp luật nghiêm khắc và cẩn trọng trong việc lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ.
![Cac hanh vi bi cam khi nhan nuoi con nuoi](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/01/Cac-hanh-vi-bi-cam-khi-nuoi-con-nuoi-1024x1024.png)
![☎](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t22/1/16/260e.png)
![✉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t37/1/16/2709.png)
![📌](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tac/1/16/1f4cc.png)
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/02/Lien-he-Luat-su-Hon-nhan-va-Gia-dinh-ANSG-2.png)
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/02/Lien-he-Luat-su-Hon-nhan-va-Gia-dinh-ANSG-3.png)