Những năm gần đây, liên tục xảy các vụ việc bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em, phụ nữ với nhiều cấp độ. Những vụ án bạo hành, ngược đãi, bạo lực gây ra sang chấn tâm lý nặng nề cho nạn nhân, thậm chí đã tước đoạt đi mạng sống của các nạn nhân, gây ra nỗi bức xúc và phẫn nộ cho dư luận. Đa số các vụ bạo hành gia đình có nạn nhân là những đối tượng yếu thế như trẻ em và phụ nữ đều chỉ được phát hiện khi đã xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Trong khi trước đó, nạn nhân đã trải qua nhiều lần bị bạo hành trong suốt thời gian dài nhưng không thể tự thoát ra, do không biết phải nhờ cậy sự giúp đỡ từ ai, tố giác hay báo tin bị bạo hành bằng cách nào? Tố giác với những ai?
Mục lục:
1. Tố giác, báo tin bạo lực gia đình tại đâu?
2. Báo tin, tố giác bằng cách nào?
![Bị bạo lực gia đình, tố giác bằng cách nào Tố giác tại đâu](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/07/Bi-bao-luc-gia-dinh-to-giac-bang-cach-nao-To-giac-tai-dau.png)
1. Tố giác, báo tin bạo lực gia đình tại đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 19 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 về báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình thì những nạn nhân của bạo hành hay bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào biết được vụ việc về người đang bị bạo hành, bạo lực gia đình thì đều có thể tố giác, báo tin đến các cơ quan sau:
1. Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.;đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;e) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
![Nơi tiếp nhận tin báo tố giác bạo lực gia đình](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/07/Noi-tiep-nhan-tin-bao-to-giac-bao-luc-gia-dinh.png)
2. Báo tin, tố giác bằng cách nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 19 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 về báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình thì những nạn nhân của bạo hành hay bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào biết được vụ việc về người đang bị bạo hành, bạo lực gia đình thì đều có thể tố giác, báo tin thông qua các hình thức sau:
2. Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các hình thức sau đây:a) Gọi điện, nhắn tin;b) Gửi đơn, thư;c) Trực tiếp báo tin.
Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình là tổng đài 111. Tổng đài hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động. Đặc biệt, không thu phí viễn thông đối với người gọi đến, gọi đi và phí tư vấn đối với người gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình. Đồng thời, Tổng đài 111 cũng bảo đảm các nguyên tắc bảo mật thông tin khi nhận tin báo, tố giác.
Dựa trên tài liệu truyền thông được thông tin trực tiếp từ tổng đài 111 thì trong năm 2021, tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 507.861 cuộc gọi đến, tiếp nhận 1.651 lượt thông báo qua ứng dụng app và zalo của tổng đài. Tổng đài đã tư vấn 35.385 ca (tăng 5.878 ca so với năm 2020); hỗ trợ, can thiệp 1.257 ca (gồm 1.033 ca tiếp nhận qua điện thoại, 194 ca thông tin từ báo chí, mạng xã hội; 09 ca qua đường công văn; 21 ca người dân gửi đơn thư tới). Bên cạnh đó, tổng đài 111 đã hỗ trợ tâm lý miễn phí cho 25 trẻ em bị xâm hại tại cơ sở trị liệu tâm lý cho trẻ em của Tổng đài ở Hà Nội, An Giang và Đà Nẵng.
Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình 111 còn thực hiện các nhiệm vụ khác như:
– Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền;
– Khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng để kiểm tra thông tin, tố cáo, tố giác ban đầu về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
– Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố cáo, tố giác hoặc giới thiệu người bị bạo lực gia đình tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được bảo vệ, hỗ trợ.
– Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình. Ngoài ra, Tổng đài cũng thực hiện tư vấn, hỗ trợ người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình và tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho thành viên gia đình về phòng, chống bạo lực gia đình.
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/06/Bia-gioi-thieu.png)
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/07/Lien-he-Luat-su-Hon-nhan-va-Gia-dinh-ANSG-3.png)