Ly hôn là một vấn đề không quá xa lạ trong cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng, trình tự thủ tục ly hôn được diễn ra theo quy định của pháp luật, các hồ sơ giấy tờ phải chuẩn bị đầy đủ trước khi ly hôn để quá trình ly hôn được diễn ra nhanh chóng hơn. Trong đó có một hồ sơ cũng không kém phần quan trọng đó là bản tự khai ly hôn để trình bày về nguyện vọng liên quan đến con cái, tài sản cho tòa án xem xét. Vậy bản tự khai ly hôn là gì mọi người cùng tìm hiểu nội dung sau nhé!
1. Bản tự khai ly hôn là gì và lấy ở đâu?
1.1. Bản tự khai ly hôn là gì?
Bản tự khai ly hôn được hiểu là văn bản sử dụng trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn do vợ hoặc chồng viết. Trong đó vợ hoặc chồng trình bày những nguyện vọng về con cái trong quá trình giải quyết các vấn đề ly hôn. Đây chính là một văn bản để trình bày các ý kiến độc lập của mỗi bên vợ hoặc bên chồng.
1.2. Bản tự khai ly hôn lấy ở đâu?
Trong quá trình giải quyết các vụ việc ly hôn, Thẩm phán được phân công giải quyết có trách nhiệm tiến hành lấy lời khai của các đương sự. Sau đó đưa bản tự khai cho hai bên đương sự, người vợ và người chồng sẽ tự mình viết vào bản tự khai đó để trình bày toàn bộ ý kiến và nguyện vọng đối với các vấn đề về tài sản, con cái, tình cảm, nợ hôn nhân… Đương sự nào không thể viết được thì Thẩm phán sẽ lấy lời khai trực tiếp.
Tòa án sẽ cân nhắc vào những nội dung mà các đương sự trình bày bên trong bản tự khai để làm cơ sở đối chiếu mức độ đồng thuận ly hôn để giải quyết đồng thuận ly hôn. Còn đối với ly hôn đơn phương đây là tài liệu để tòa án xem xét giải quyết vụ án.
2. Mẫu bản tự khai ly hôn
Tải mẫu bản tự khai:
3. Cách viết bản tự khai ly hôn
3.1. Về thông tin cá nhân
Đối với phần đầu tiên này, đương sự cần phải điền ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG các thông tin cá nhân của mình. Sai là phải điền lại bản mới. Hạn chế việc tẩy xóa sửa chữa.
3.2. Về phần nội dung sau cụm từ “Sau đây tôi xin trình lên quý tòa với nội dung sau”
Đối với này các đương sự cần trình bày những vấn đề sau:
– Trình bày đã đăng ký kết hôn chưa, đăng ký ở đâu và thời điểm đăng ký là khi nào.
– Nêu rõ quá trình và diễn biến cuộc hôn nhân của hai vợ chồng dẫn và lý do, mâu thuẫn (thông tin quan trọng) đến việc rạn nứt phải ly hôn.
– Hiện có còn sống chung với nhau hay không hay đang ly thân (thời gian ly thân là từ khi nào).
– Nguyện vọng của cá nhân trong việc đề xuất ra hướng giải quyết cuộc hôn nhân
– Nếu không đồng ý ly hôn cũng cần nêu rõ lý do không đồng ý để Tòa án xem xét.
Phần này cần phải trình bày rõ ràng và thuyết phục để Tòa án làm căn cứ xem xét khi giải quyết các vụ việc ly hôn.
3.3 Về con chung
– Nếu chưa có con chung thì phần này ghi “chưa có con chung”.
– Nếu có con thì ghi đầy đủ họ tên, năm sinh của con vào đơn.
Trong phần này cũng phải ghi rõ nguyện vọng đối với con cái sau khi ly hôn, muốn trực tiếp nuôi dưỡng hay là cấp dưỡng hàng tháng. Nếu hai vợ chồng đã thỏa thuận và thống nhất về vấn đề con cái thì phải ghi rõ, tòa án chỉ công nhận sự thỏa thuận đó khi nó đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho con cái.
3.4 Về tài sản chung
– Nếu không có tài sản chung thì ghi “không có tài sản chung”.
– Nếu có tài sản chung thì liệt kê cụ thể các loại tài sản kể cả động sản và bất động sản.
Nếu hai vợ chồng đã thỏa thuận được các vấn đề về phân chia tài sản thì tòa án sẽ công nhận và không giải quyết. Trong trường hợp lời khai của các đương sự không thống nhất về mặt phân chia tài sản thì phải trình bày lý do cùng với ý kiến của cá nhân để tòa án xem xét ra quyết định.
Nếu có sự mâu thuẫn về tài sản riêng và chung thì cũng phải ghi rõ về kê khai tài sản đó, kèm theo ly do và ý kiến của mình.
3.5 Về nợ chung
Tương tự giống như phần tài sản thì phần này:
– Nếu không có nợ, ghi “không có nợ chung”.
– Nếu có nợ chung cần thống kê đầy đủ các khoản nợ, tên tài sản vay, tên người cho vay, thời gian trả, người trả,…và thỏa thuận về người có nghĩa vụ trả khoản nợ đó.
Nếu không thống nhất về các khoản nợ thì các bên cần phải trình bày cụ thể khoản nợ và các thông tin liên quan như thông tin về chủ nợ, hình thức mượn nợ, hình thức trả nợ… để tòa án cân nhắc và xem xét khi quyết định về nghĩa vụ trả nợ.
Về cơ bản nội dung ở mẫu bản tự khai trong ly hôn tương tự như nội dung trình bày trong đơn ly hôn, tuy nhiên bản tự khai là quan điểm, ý kiến của một bên mà dựa vào đó tòa án sẽ cân nhắc trong việc ra các quyết định.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về “Bản tự khai khi ly hôn là gì? Hướng dẫn Cách viết bản tự khai ly hôn”. Mọi thắc mắc cần tư vấn về dịch vụ hôn nhân gia đình, thừa kế vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây!
—————–
Liên hệ Luật sư Hôn nhân và Gia đình ANSG
Facebook: https://www.facebook.com/Luatsuhonnhanvagiadinh.19007264
Youtube: https://www.youtube.com/@ANSGLAW
Tiktok: https://www.tiktok.com/@ansglaw
#ansglaw #luatsuansg #luatsutranduyninh #tuvanlyhon #luatsuhonnhangiadinh #dangkykhaisinh #kethon