Skip to content
  • Công Ty Luật TNHH ANSG - P09, Lầu 10, Tòa nhà Vinaconex, 47 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    • lawyer.duyninh@ansglaw.com
    • 08 99 77 99 08
  • Công Ty Luật TNHH ANSG - P09, Lầu 10, Tòa nhà Vinaconex, 47 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Công Ty Luật TNHH ANSGCông Ty Luật TNHH ANSG
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Khóa học Pháp luật Hôn nhân & Gia đình
    • Ly Hôn Nhanh
    • Ly Hôn Hạnh Phúc
    • Ly Hôn Bí Mật
    • Tài Sản Riêng
    • Lưu giữ thông tin di sản thừa kế
    • Luật Sư Khẩn Cấp
  • Thủ tục đăng ký hộ tịch
  • Thủ tục ly hôn
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ

Con dâu, con rể có được hưởng thừa kế không?

Chưa được phân loạiPosted on 13/07/2022 by ANSGLAW
Con dâu, con rể có được hưởng thừa kế không?
————-
Hỏi:
Tôi và chồng kết hôn được 25 năm, chúng tôi có 1 con chung. Chồng tôi đã mất 3 năm nay. Hiện nay mẹ con tôi vẫn sống cùng bố mẹ chồng, suốt thời gian qua tôi là người trực tiếp chăm sóc ông bà. Bố mẹ chồng tôi định lập di chúc chia một phần tài sản cho hai mẹ con tôi. Tuy nhiên, anh chị em gia đình chồng tôi phản đối vì cho rằng tôi là con dâu không có quyền được hưởng thừa kế bên nhà chồng. Cho tôi hỏi, tôi là con dâu thì có quyền được hưởng thừa kế không?
con dâu con rể có hưởng thừa kế
Con dâu con rể có được hưởng thừa kế không?
————-
Trả lời:
Căn cứ Điều 624, Bộ Luật Dân sự 2015 thì Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Di chúc thể hiện ý chí định đoạt tài sản của người sở hữu tài sản. Người sở hữu tài sản có quyền tự do định đoạt cho tặng, chuyển giao cho người khác. Để di chúc có hiệu lực thì cần đảm thỏa mãn đủ các điều kiện về chủ thể lập di chúc, nội dung di chúc và hình thức di chúc đúng theo luật định.
Việc bố mẹ chồng bạn muốn lập di chúc cho bạn thừa kế một phần tài sản là nguyện vọng chính đáng và được pháp luật bảo hộ thực hiện.
Căn cứ Điều 613, Bộ Luật Dân sự 2015 thì Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, miễn là trong di chúc hợp pháp có thể hiện bạn và con bạn là những người thừa kế được chỉ định thì sẽ được hưởng thừa kế.
————-
Trường hợp thừa kế theo pháp luật:
Trong trường hợp bố mẹ chồng mất mà không để lại di chúc thì di sản của người chết sẽ được chia theo pháp luật.
Căn cứ Điều 651, Bộ Luật Dân sự 2015 về Người thừa kế theo pháp luật:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trong trường hợp này, con dâu (hoặc con rể) không nằm trong hàng thừa kế nào cả, do đó không được hưởng thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên tại Điều 652, Bộ Luật Dân sự 2015 về Thừa kế thế vị nêu rõ: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Như vậy, con của bạn vẫn sẽ được hưởng thừa kế thế vị thay cho người bố đã mất của mình.
Danh mục: Chưa được phân loại
Thẻ tìm kiếm: thừa kế
Truy tố hacker Nhâm Hoàng Khang ra Tòa án Nhân dân TP.HCM
Lịch sử thành môn bắt buộc: Học sinh sẽ phải học 52 tiết học/năm

Hỗ trợ giải đáp




Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dịch vụ của chúng tôi
  • Dịch Vụ Ly Hôn Hạnh Phúc
  • Dịch Vụ Ly Hôn Nhanh
  • Dịch Vụ Ly Hôn Bí Mật
  • Dịch Vụ Luật Sư Khẩn Cấp
  • Dịch Vụ Tài Sản Riêng
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC
  • Thủ tục hộ tịch

  • Thủ tục hành chính 
  • Thủ tục ly hôn tại tòa án
Bài viết mới
  • Thủ tục xóa đăng ký thường trú
  • Hướng dẫn thủ tục Đăng ký thường trú
  • Thủ tục khai báo tạm vắng
  • Những lý do nào khiến 70% vụ ly hôn ở Việt Nam là do phụ nữ đệ đơn?
  • Thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã
  • Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
  • Hướng dẫn thủ tục ly hôn với người nước ngoài
  • Bị đơn vụ kiện ly hôn giấu địa chỉ, xử lý ra sao?
Fanpage Facebook

https://www.youtube.com/@ANSGLAW

https://www.tiktok.com/@ansglaw

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Thủ tục đăng ký hộ tịch
  • Thủ tục ly hôn
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
Copyright 2025 © luatsuhonnhangiadinh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Khóa học Pháp luật Hôn nhân & Gia đình
    • Ly Hôn Nhanh
    • Ly Hôn Hạnh Phúc
    • Ly Hôn Bí Mật
    • Tài Sản Riêng
    • Lưu giữ thông tin di sản thừa kế
    • Luật Sư Khẩn Cấp
  • Thủ tục đăng ký hộ tịch
  • Thủ tục ly hôn
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
Zalo
Phone
x
x