Tình huống:
Chị Lan và anh Tuấn kết hôn được 5 năm và có một con trai 3 tuổi. Do bất đồng quan điểm trong cuộc sống hôn nhân, hai vợ chồng quyết định ly hôn. Theo thỏa thuận của hai bên, chị Lan muốn được trực tiếp nuôi con và muốn anh Tuấn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hàng tháng với mức 5 triệu đồng. Tuy nhiên anh Tuấn cho răng bản thân chỉ đủ sức cấp dưỡng được 3 triệu mỗi tháng. Chị Lan cho rằng mức cấp dưỡng này là quá ít, không đủ để nuôi con, chị muốn hỏi pháp luật quy định mức cấp dưỡng tối thiểu là bao nhiêu?
Trả lời:
Khi vợ chồng ly hôn, người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng. Trường hợp không có yêu cầu của các bên, tòa án có thể tạm hoãn nghĩa vụ này. Hiện nay, mức cấp dưỡng nuôi con được quy định tại Điều 116 Luật hôn nhân & gia đình 2014, theo đó:
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Mức cấp dưỡng được xác định căn cứ vào:
- Thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Nhu cầu thiết yếu của người con;
- Mức sống tại từng địa phương.
Phương thức cấp dưỡng thực hiện theo quy định tại Điều 117 Luật hôn nhân & gia đình 2014, theo đó:
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
