Mẹ kế, cha dượng và con riêng là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được Luật Hôn nhân & gia đình 2014 điều chỉnh (tại khoản 16 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014). Mặc dù mối quan hệ giữa các thành viên này không được hình thành dựa trên quan hệ huyết thống, nhưng lại dựa trên tình cảm và sự tự nguyện gắn bó cùng nhau, cũng mang những giá trị tình cảm và giá trị tạo dựng một gia đình hạnh phúc cho xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 của luật này, mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của người vợ/chồng của mình cũng được ghi nhận là quan hệ cha, mẹ con tương tự như quan hệ cha, mẹ con ruột thịt. Theo đó, sẽ có 3 nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản mà cha dượng, mẹ kế được làm đối với con riêng đó là:
- Quyền trông nom con;
- Quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con;
- Quyền giáo dục con.
![Quyền của cha dượng mẹ kế đối với con riêng](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/09/4.png)
Con riêng cũng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc đối với cha dượng, mẹ kế tương tự như với cha mẹ đẻ của mình.
Điều 79. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.
Tương ứng với các nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản này, được quy định chi tiết tại các điều 69, điều 71 và điều 71 của Luật Hôn nhân & gia đình, theo đó:
Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.
Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.