Mẹ đơn thân có thể thêm tên chồng mới làm cha của con trong giấy khai sinh không?
Hỏi:
Chị Mai là mẹ đơn thân đã có con 3 tuổi. Nay chị chuẩn bị lấy chồng mới và thắc mắc liệu có thể thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh của con thành tên cha dượng hay không?
![MẸ ĐƠN THÂN CÓ THỂ thêm tên chồng mới làm cha của con trong giấy khai sinh không](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/08/ME-DON-THAN-CO-THE-them-ten-chong-moi-lam-cha-cua-con-trong-giay-khai-sinh-khong.png)
Trả lời:
Chào bạn, trong trường hợp của bạn là người mẹ độc thân nhưng có con, trường hợp này hộ tịch của trẻ được xem là không xác định được cha, do đó phần họ tên cha của trẻ sẽ được để trống. Để bổ sung tên cha vào khai sinh của con, bạn cần làm một thủ tục xác định cha cho con mình, theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, theo đó:
Điều 102. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con
1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
2. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.
Tuy nhiên, hồ sơ cần có để thực hiện việc xác định lại cha cho con cần chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật hộ tịch năm 2014 về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con: “Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.”. Theo đó, được hướng dẫn bởi điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ tư pháp gồm một trong các giấy tờ, tài liệu để chứng minh sau đây:
Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Như vậy, hồ sơ để có căn cứ yêu cầu xác định cha cho con trong trường hợp của bạn sẽ cần đến giấy xét nghiệm huyết thống ADN hoặc các chứng cứ khác có giá trị chứng minh tương đương. Do đó, nếu người chồng sắp cưới không phải là cha ruột của bé thì rất khó để thêm tên của anh ta vào khai sinh của người con.
Mặc dù vậy, vẫn có thể để người chồng mới đứng tên trên khai sinh làm cha của trẻ bằng cách làm thủ tục nhận nuôi con nuôi. Bạn có thể yêu cầu chồng hiện tại nhận con riêng làm con nuôi và thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi.
Xem thêm:
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/06/Bia-gioi-thieu.png)
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/07/Lien-he-Luat-su-Hon-nhan-va-Gia-dinh-ANSG-3.png)
![Bìa khóa học hôn nhân](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/07/Bia-khoa-hoc-hon-nhan-300x150.png)