Hỏi:
Vợ chồng chúng tôi chưa ly hôn, đã ly thân nhiều năm và mỗi người đều có cuộc sống riêng. Chúng tôi có 1 con chung 4 tuổi, hiện đang sống cùng mẹ. Tuy nhiên, chồng tôi thường xuyên dọa nạt và mắng chửi tôi về việc tranh quyền nuôi con. Gần đây anh ta đã bắt cháu về nội và không chịu cho cháu về với tôi, tôi đã đến nhà và gọi điện thoại nhiều lần nhưng bị ngăn cản, tôi không thể gặp con mình được, liệu tôi có thể trình báo công an về hành vi bắt giữ người trái phép không?
![ĐĂNG KÝ KẾT HÔN Ở BÊN NGOẠI, NAY ĐÃ CHUYỂN KHẨU VỀ BÊN NỘI THÌ NỘP ĐƠN LY HÔN TẠI ĐÂU (1)](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/08/DANG-KY-KET-HON-O-BEN-NGOAI-NAY-DA-CHUYEN-KHAU-VE-BEN-NOI-THI-NOP-DON-LY-HON-TAI-DAU-1.png)
Trả lời
Chiếu theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, hành vi bắt giữ người trái pháp luật được hiểu là hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do dịch chuyển, đi lại của người khác trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình tại khoản 1 Điều 71 về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nếu hai vợ chồng chỉ ly thân và chưa thực hiện ly hôn thì quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái… sẽ do hai bên cùng thực hiện và có quyền ngang nhau. Và việc người cha đang thực hiện việc chăm sóc và nuôi dưỡng con của mình không được coi là hành vi bắt giữ người trái pháp luật.
Mặc dù vậy, việc người chồng cố tình ngăn cản, giữ người con không cho gặp người mẹ là hành vi xâm phạm đến quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con của người mẹ, vi phạm Luật hôn nhân & gia đình 2014. Vợ hoặc chồng đều không có quyền ngăn cấm người còn lại được chăm sóc, nuôi dưỡng con, kể cả khi đã ly hôn, bất kỳ hành vi ngăn cấm nào cũng là hành vi vi phạm luật hôn nhân và gia đình.
Để giải quyết vấn đề trên và để bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng con của mình, thì người mẹ có thể thực các giải pháp sau:
- Thỏa thuận lại với người cha về việc nuôi dưỡng, chăm sóc con:
Đây là giải pháp tối ưu và được pháp luật khuyến khích thực hiện để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ hôn nhân gia đình. Quyền lợi của con nên được cha mẹ đặt lên trên hết, và vì thế hãy thỏa thuận lại với nhau một cách thiện chí để cân đối cho hai bên quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng con.
2. Nhờ sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền:
Trong trường hợp không đạt được sự thỏa thuận, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ các cơ quan có thẩm quyền UBND xã/phường can thiệp hỗ trợ. Cần lưu ý rằng, phương pháp và chính sách giải quyết các tranh chấp liên quan đến hôn nhân và gia đình cũng được các cơ quan cấp cơ sở ưu tiên cho phương pháp hòa giải và thỏa thuận.Cán bộ địa phương có thể tham gia vận động, tuyên truyền và giải thích cho vợ chồng cùng hiểu về các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, để hai bên cùng cân nhắc hòa giải với nhau.
Trong trường hợp có xuất hiện các hành vi bạo lực, thô bạo gây nguy hiểm đến cả tính mạng và sức khỏe của những người có liên quan, bạn có thể yêu cầu Công an can thiệp để giải quyết. Căn cứ theo quy định tại Điều 56, Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình thì:
“Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của toà án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Như vậy, đối với hành vi ngăn cản người mẹ thực hiện quyền thăm nom, chăm sóc con thì người cha có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng.
Xem thêm:
Ly hôn giành quyền nuôi con thì đóng án phí bao nhiêu?
3 Mốc tuổi quan trọng về Quyền nuôi con khi ly hôn
Ly thân và ly hôn: Khi người lớn giao tiếp tử tế với nhau, trẻ em sẽ hồi phục tốt hơn