Tảo hôn là việc kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Tảo hôn là một vấn đề xã hội nghiêm trọng, có tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.
![53 DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỀU CÓ TÌNH TRẠNG TẢO HÔN](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/07/53-DAN-TOC-THIEU-SO-DEU-CO-TINH-TRANG-TAO-HON.png)
Thực trạng tảo hôn ở Việt Nam hiện nay
Khái niệm về tảo hôn được định nghĩa là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân & gia đình 2014. Cụ thể điều kiện kết hôn tại Việt Nam được quy định là:
Điều 8. Điều kiện kết hôn1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, chỉ khi nam giới từ đủ 20 tuổi và nữ giới từ đủ 18 tuổi mới đủ tuổi để kết hôn. Nếu một trong hai hoặc cả hai vẫn chưa đủ tuổi mà kết hôn thì được xem là tảo hôn.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê tiến hành Điều tra thực trạng kinh tế – xã hội 53 dân tộc thiểu số lần thứ I (năm 2014), tỷ lệ 26,6% người dân tộc thiểu số tảo hôn được công bố khiến cả nhà quản lý và người làm công tác dân số hết sức bất ngờ do tỉ lệ quá cao. Năm 2019, cuộc điều tra lần II được tiến hành. Kết quả công bố cho thấy, tỷ lệ tảo hôn của người DTTS vẫn còn tới 21,9%
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì năm 2019, có 5 dân tộc có tỷ lệ tảo hôn cao nhất tại Việt Nam là:
- Mông (51,5%)
- Cờ Lao (47,8%)
- Mảng (47,2%)
- Xinh Mun (44,8%)
- Mạ (39,2%)
Trong đó, tỷ lệ nam giới tảo hôn là 20,1%; nữ giới tảo hôn cao hơn với tỷ lệ 23,5%.
Trung du miền núi phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc có tỷ lệ tảo hôn cao hơn các vùng khác. Tỉnh Sơn La có 128.873 trường hợp; tỉnh Hà Giang có 73.772 trường hợp; Điện Biên 67.780 trường hợp; Lào Cai 56.939 trường hợp; Lai Châu 56.029 trường hợp; Yên Bái 40.842 trường hợp; Cao Bằng 37.406 trường hợp; Nghệ An 36.854 trường hợp; Gia Lai 84.067 trường hợp; Đắk Lắk 56.029 trường hợp… thuộc nhóm các địa phương có số trường hợp tảo hôn cao nhất cả nước.
Nhiều hệ lụy từ tình trạng tảo hôn
Tảo hôn là một vấn đề xã hội nghiêm trọng, có tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Tảo hôn có thể dẫn đến nhiều hậu quả như:
- Thiếu kiến thức và kỹ năng sống
- Thiếu khả năng tự lập, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hôn nhân;
- Trẻ em kết hôn sớm sẽ không có cơ hội học tập, phát triển toàn diện.
- Tăng nguy cơ bị bạo lực gia đình
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Tăng nguy cơ sinh con sớm và sinh con nhiều lần;
- Tảo hôn cũng có thể dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn.
Do trẻ em và trẻ vị thành niên chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, chưa sẵn sàng cho việc mang thai và sinh con. Do đó, việc kết hôn sớm khi không đủ kiến thức và kỹ năng có thể dẫn đến suy giảm sức khỏe và tâm lý, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Để giải quyết vấn đề tảo hôn, cần có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và gia đình. Các tổ chức xã hội cần hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để họ có thể cho con cái học tập và phát triển toàn diện. Gia đình cần có trách nhiệm giáo dục con cái về hôn nhân và gia đình, không để con cái kết hôn sớm.
Các giải pháp cần tập trung vào:
- Tăng cường giáo dục về kiến thức pháp luật và kiến thức hôn nhân và gia đình;
- Tạo điều kiện cho trẻ em được học tập và phát triển;
- Tăng cường hỗ trợ kinh tế cho các gia đình nghèo;
- Đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của tảo hôn;
- Tăng cường vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái về hôn nhân và gia đình.
Nguồn tổng hợp: Tổng cục thống kê và Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
Xem thêm:
Điều kiện kết hôn của nam giới và nữ giới theo quy định pháp luật là như thế nào?
Đi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cần mang theo giấy tờ gì?
Có thai trước khi kết hôn, làm khai sinh cho con có tên cha như thế nào?