Hỏi:
Vợ chồng ly hôn nhưng có thỏa thuận nhau cho vợ trực tiếp nuôi con, nhưng nếu vợ tái hôn với người khác thì chồng sẽ giành lại quyền nuôi con. Như vậy có được không?
![Ly hon, thoa thuan neu ai di buoc nua thi gianh lai quyen nuoi con duoc khong](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/02/quyen-nuoi-con.png)
Thỏa thuận vợ cũ tái hôn chồng giành lại quyền nuôi con có hợp pháp?
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, theo đó: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”
Như vậy, khi ly hôn việc nuôi dưỡng con sẽ do hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau, dựa trên các điều kiện về nơi ở, điều kiện tài chính, thời gian chăm sóc và giáo dục con tốt nhất dành cho con. Tòa án sẽ tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự, do đó, vợ chồng bạn có thể thỏa thuận về việc giao con cho vợ trực tiếp nuôi sau ly hôn.
Tuy nhiên, việc tái hôn của vợ cũ và quyền nuôi con của vợ cũ là hai quyền độc lập. Hai quyền này không mâu thuẫn nhau và không ảnh hưởng đến nhau, do đó không phải là căn cứ để giành lại quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn. Việc vợ cũ “đi bước nữa” sau ly hôn không vi phạm điều cấm của luật, không thuộc các trường hợp bị hạn chế quyền nuôi con. Như vậy, thỏa thuận nếu vợ cũ tái hôn, chồng sẽ giành lại quyền nuôi con sẽ không được pháp luật bảo hộ và sẽ bị tòa tuyên vô hiệu.
Vậy muốn giành lại quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn thì làm thế nào?
Sau ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có thể giành lại quyền nuôi con dựa trên các căn cứ theo quy định của pháp luật. Dựa theo Khoản 1, 2, 3 Điều 84, Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Cần lưu ý rằng, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Như vậy, trong trường hợp vợ cũ tái hôn, bạn xét thấy các điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con không được tốt như trước kia thi có thể thỏa thuận trực tiếp với người vợ để thay đổi người trực tiếp nuôi con. Hoặc khởi kiện tại tòa án yêu cầu thay đổi quyền nuôi con nếu có căn cứ về việc con bị bạo hành, bị đe dọa, bị đặt trong môi trường sống nguy hiểm hoặc bị lơ là, không được quan tâm chăm sóc…
![☎](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t22/1/16/260e.png)
![✉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t37/1/16/2709.png)
![📌](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tac/1/16/1f4cc.png)
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/02/Lien-he-Luat-su-Hon-nhan-va-Gia-dinh-ANSG-2.png)
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/02/Lien-he-Luat-su-Hon-nhan-va-Gia-dinh-ANSG-3.png)