Cơ sở để giành quyền nuôi con sau ly hôn
Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn là một trong những tranh chấp phổ biến về hôn nhân gia đình hậu chia tay. Vậy, pháp luật quy định thế nào về giành quyền nuôi con sau ly hôn? Cần phải làm thủ tục gì để giành lại quyền nuôi con sau ly hôn?
Khởi kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn là quyền của một trong các bên vợ/chồng yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con sau khi hôn nhân chấm dứt.
Căn cứ quy định tại Điều 84, Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Theo đó việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn dựa trên các căn cứ sau:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Như vậy, nếu xét thấy người đang nuôi con (chồng cũ/vợ cũ) không đủ các điều kiện nuôi dưỡng con, như:
- Điều kiện về vật chất không đầy đủ (không đủ điều kiện tài chính để đáp ứng các nhu cầu sống thiết yếu của con,…);
- Điều kiện về tinh thần không đảm bảo (như có hành vi bạo lực con, bóc lột sức lao động của con, không có thời gian trực tiếp chăm sóc, giáo dục con…)
Ai có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn?
Căn cứ quy định tại Khoản 5, Điều 84, Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Khi đã có các căn cứ để thay đổi quyền nuôi con kể trên thì có thể làm thủ tục khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con tại tòa án.
Tòa án nào có thẩm quyền?
Căn cứ quy định Điểm a, Khoản 1, Điều 39, Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Như vậy, để giành quyền nuôi con từ chồng cũ/vợ cũ thì phải làm đơn khởi kiện nộp tại tòa án nơi người đó cư trú.
Hồ sơ khởi kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn bao gồm:
Cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như sau để gửi tòa án:
- Đơn khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn (theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP);
- Bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án;
- Bản sao giấy khai sinh của con;
- Bản sao căn cước công dân của người làm đơn;
- Giấy xác nhận thông tin cư trú;
- Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để thay đổi quyền nuôi con.