Hỏi:
Theo quyết định của tòa thì con sẽ do em nuôi. Nhưng bố nó đón về xong không trả lại con cho em. Còn cấm không cho mẹ con em gặp nhau. Cho em hỏi làm cách nào có thể đòi lại con?
——————
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2022/08/gianh-quyen-nuoi-con-1-1024x1024.png)
Trả lời:
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 83, Luật HN&GĐ 2014)
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Theo đó, việc bạn cho bố bé đón con và thăm nom con là đúng với trách nhiệm về phần mình và việc yêu cầu chồng cũ tôn trọng quyền được nuôi con là rất chính đáng, được pháp luật bảo vệ.
Trong trường hợp chồng cũ ngăn cản, cấm bạn gặp con là xâm phạm đến quyền nuôi con, bạn có thể làm đơn yêu cầu thi hành án gửi lên cơ quan Thi hành án dân sự kèm theo bản án ly hôn của tòa. Cơ quan Thi hành án sẽ thông báo và yêu cầu chồng cũ của bạn thực hiện theo quyết định của tòa, nếu chỗng cũ vẫn không thực hiện thì sẽ áp dụng thêm các biện pháp cưỡng chế để thực hiện.
Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 31, Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 về Tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án
1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.
Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
e) Ngày, tháng, năm làm đơn;
g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
—————–
Trong trường hợp bố bé đã bị cơ quan Thi hành án cưỡng chế, bắt buộc thi hành nội dung bản án nhưng vẫn cố tình không thực hiện thì có thể bị truy cứu trách nhiêm hình sự.
Căn cứ điều 380, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“Tội không chấp hành án Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Trong trường hợp này bạn có thể làm đơn khởi kiện tại tòa để yêu cầu đòi lại quyền nuôi con.
______________________________________
CÔNG TY LUẬT ANSG
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN NGAY
![☎](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/ta9/1.5/16/260e.png)
![✉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tbe/1.5/16/2709.png)
![📌](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t5/1.5/16/1f4cc.png)