Hỏi:
Những sai lầm và sự ngu ngốc từ quá khứ luôn ám ảnh và thôi thúc tôi phải nói ra sự thật, dù có thể khi nói ra thì mọi hạnh phúc và bình yên đến đây là hết.
Vợ chồng tôi lấy nhau được 7 năm, có hai con một trai một gái, hiện tại gia đình bình yên và hạnh phúc. Anh là người tốt, yêu thương tôi chân thành. Tuy nhiên cuộc sống hôn nhân có nhiều mâu thuẫn, chồng cũng gặp khó khăn trong công việc nên anh dường như quên sự có mặt của tôi, chúng tôi rất ít nói chuyện và gần gũi nhau. Trong lúc yếu lòng tôi đã ngã vào người đàn ông khác. Sau đó tôi có thai, thật sự không biết đó là con ai.
Con trai của tôi hiện 5 tuổi và càng lớn càng không giống chồng tôi, do đó tôi đã lén đi xét nghiệm ADN thì phát hiện ra sự thật trớ trêu, con trai tôi không phải là con ruột của chồng mà là của người đàn ông kia. Chồng tôi cũng phát hiện ra sự việc và tức giận đòi ly hôn.
Chồng tôi muốn nuôi con gái nhỏ và tôi nuôi con trai lớn, nhưng không đồng ý chu cấp nuôi con nữa. Vậy cho tôi hỏi, khi ly hôn thì tôi chồng không chu cấp cho con trai nữa thì tôi có thể làm gì được không vì trên danh nghĩa anh ấy vẫn là cha của con tôi?
————–
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2022/08/xac-dinh-cha-cho-con-1-1024x1024.png)
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về xác định cha, mẹ con như sau:
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Vậy căn cứ theo quy định trên thì việc người vợ sinh con trong thời kỳ hôn nhân thì đó là con chung của hai vợ chồng.
Trên phương diện pháp luật, việc khi còn quan hệ cha con thì chồng bạn vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con nếu không phải là người trực tiếp nuôi.
Tuy nhiên, dựa trên các căn cứ về y khoa bạn kể trên thì họ không có huyết thống quan hệ cha con nên hoàn toàn có căn cứ để chồng bạn yêu cầu tòa án xác định không công nhận quan hệ cha con để kết thúc quan hệ cha con trên pháp luật.
Căn cứ Khoản 2, Điều 89, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về Xác định con thì Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.
Như vậy, nếu chồng bạn thực hiện yêu cầu trên để không công nhận quan hệ cha con thì cũng sẽ kết thúc nghĩa vụ cấp dưỡng, thăm nom, chăm sóc… con. Lúc này yêu cầu không cấp dưỡng của anh ta là mong muốn chính đáng.
————–
Cần xác định cha cho con
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con trai bạn, nhằm tạo cho cháu một điều kiện phát triển được tốt hơn thì bạn có thể thực hiện thủ tục xác định cha con tại Tòa án, yêu cầu tòa xác định quan hệ cha con của cháu bé với cha ruột của mình.
Việc làm này vừa là giúp cháu được nhận thân nhân huyết thống ruột thịt của mình, vừa là quyền và lợi ích của cháu.
Bởi người có nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc và cấp dưỡng nuôi cháu chính là cha đẻ của cháu.
Bạn có thể tham khảo quy trình thực hiện thủ tục xác định cha, mẹ, con tại đây
https://bit.ly/3BQ5SWa
![👉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t51/1/16/1f449.png)
![👉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t51/1/16/1f449.png)
______________________________________
CÔNG TY LUẬT ANSG
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN NGAY
![☎](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t22/1/16/260e.png)
![✉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t37/1/16/2709.png)
![📌](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tac/1/16/1f4cc.png)