Pháp luật luôn tôn trọng quyền tự do và bình đẳng của mỗi cá nhân, căn cứ Điều 610, Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
![Những ai không được quyền hưởng di sản thừa kế](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2022/08/Nhung-ai-khong-duoc-quyen-huong-di-san-thua-ke-300x300.png)
Tuy nhiên, tùy vào tình huống mà cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế hay không, bởi không phải lúc nào người thừa kế cũng có quyền hưởng di sản.
Nhằm bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống, cũng như bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của mỗi cá nhân, đảm bảo công bằng xã hội mà pháp luật sẽ ngăn cấm những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người để lại di sản. Căn cứ Điều 621, Bộ Luật Dân sự 2015 thì các đối tượng sau sẽ không được quyền hưởng di sản:
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
————-
Cụ thể biểu hiện các hành vi như:
– Người nào cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản (ví dụ: con ngược đãi cha mẹ, hành hạ, chửi mắng người nuôi dưỡng mình…)
– Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản (ví dụ: con không chăm sóc nuôi dưỡng khi cha mẹ già yếu, cha mẹ bỏ rơi con cái…)
– Có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác và bị kết án vì hành vi đó (Ví dụ: dùng vũ lực tấn công những người đồng thừa kế với mình để giành phần lợi ích nhiều hơn…)
– Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc (Ví dụ: làm di chúc giả, sửa đổi nội dung di chúc để mình được hưởng phần tài sản nhiều hơn…)
Đối với những người thực hiện các hành vi kể trên, dù nằm trong hàng thừa kế theo luật định thì Toà án vẫn có thể “tước quyền” hưởng di sản thừa kế của người đó.
Tuy nhiên, nếu như người để lại di sản mặc dù biết rõ những hành vi của người này nhưng vẫn muốn để lại di sản cho họ hưởng theo di chúc thì vẫn cón quyền được hưởng di sản. Bởi mặc dù pháp luật bảo vệ các quyền lợi của công dân nhưng vẫn luôn tôn trọng quyết định và ý chí tự do định đoạt của họ.
______________________________________
CÔNG TY LUẬT ANSG
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN NGAY
![☎](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t22/1/16/260e.png)
![✉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t37/1/16/2709.png)
![📌](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tac/1/16/1f4cc.png)