Chồng có con riêng với “bồ” có bắt buộc phải cấp dưỡng không?
——————
Hỏi:
Hai vợ chồng kết hôn 2 năm nhưng chưa có con. Người chồng ngoại tình và có con riêng 1 tuổi với nhân tình, nhân tình yêu cầu người chồng cấp dưỡng. Xin hỏi người chồng có bắt buộc phải cấp dưỡng không? Nếu không cấp dưỡng thì có chế tài xử phạt không?
——————
Trả lời:
Về nghĩa vụ cấp dưỡng của người chồng:
Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn túng thiếu theo quy định của Luật này.”
Như vậy trong trường hợp này, tuy người chồng và nhân tình không có quan hệ hôn nhân, nhưng người chồng và con riêng với nhân tình có quan hệ huyết thống với nhau, thêm vào đó người con riêng là người chưa thành niên, nên người chồng vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con đó.
Nếu người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Theo quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm:
“1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
Nếu người chồng không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con riêng thì mẹ cháu bé hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án buộc người chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu không chấp hành quyết định của Tòa sẽ vị xử lý theo quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự 2015 về tội không chấp hành án, cụ thể:
“1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tẩu tán tài sản.
3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ