Bitcoin là một loại tiền ảo (hay còn gọi là tiền mã hóa) hiện chưa được công nhận là một loại tiền tệ có giá trị thanh toán tại Việt Nam. Mặc dù vậy, tiền ảo Bitcoin trên thực tế vẫn mang một giá trị tài chính, do đó dẫn đến các tranh chấp khi ly hôn, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay các vụ tranh chấp diễn ra ngày càng nhiều.
Vậy, vấn đề đặt ra là khi ly hôn các cặp vợ chồng có thể yêu cầu tòa án phân chia bitcoin được không?
————–
![tranh chấp bitcoin khi ly hôn](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2022/07/tranh-chap-bitcoin-khi-ly-hon-300x300.png)
Trả lời:
Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước 2010 quy định về Phát hành tiền giấy, tiền kim loại thì
– Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Và căn cứ Khoản 2, Điều 6, Luật Ngân hàng nhà nước 2010 về Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
Như vậy, Việt Nam chỉ công nhận đồng tiền VND do Ngân hàng nhà nước phát hành và các loại ngoại tệ được phát hành bởi các quốc gia khác. Còn bitcoin lại không được phát hành bởi bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nên nó cũng mặc nhiên không được xem là tiền tệ.
—————
Căn cứ Điều 105, Bộ Luật Dân sự 2015 về Tài sản:
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, Bitcoin không phải là vật, không phải là giấy tờ có giá cũng không phải là quyền tài sản, không là động sản hay bất động sản kể trên.
Do đó, quyền sở hữu bitcoin cũng không được xem là quyền sở hữu tài sản.
Hiện nay, các quy phạm pháp luật liên quan về Bitcoin chưa được ban hành, vì thế các giao dịch, tranh chấp liên quan đến bitcoin vẫn chưa được xem là đối tượng điều chỉnh của luật. Do đó, Toà án sẽ không thể thụ lý những tranh chấp liên quan đến bitcoin mà các đương sự yêu cầu giải quyết như một hình thức tranh chấp tài sản được.
Khi ly hôn thì vợ chồng yêu cầu giải quyết tranh chấp phân chia bitcoin cũng sẽ không được tòa án chấp nhận. Do đó, những rủi ro và tổn thất liên quan đến đồng tiền ảo sẽ do vợ và chồng tự thỏa thuận và giải quyết.
______________________________________
CÔNG TY LUẬT ANSG
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN NGAY
![☎](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t22/1/16/260e.png)
![✉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t37/1/16/2709.png)
![📌](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tac/1/16/1f4cc.png)