Trên thực tế, nhiều tình trạng nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng, thậm chí làm đám cưới hỏi đàng hoàng, ra mắt gia tiên, được gia đình hai bên công nhận vợ chồng, nhưng lại không có đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn để có hôn thú với nhau tưởng chừng chỉ là một thủ tục hành chính nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong đời sống hôn nhân.
![thiet thoi cua nguoi vo khi song chung voi chong ma khong dang ky ket hon](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/03/Song-chung-nhu-vo-chong-1024x1024.png)
Những thiệt thòi của người vợ khi chung sống với chồng mà không đăng ký kết hôn thường gặp, có thể kể đến như:
-
Không được công nhận quan hệ vợ chồng:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các bên có thể tiến hành thủ tục đăng kí kết hôn, những điều kiện ấy bao gồm:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, theo quy định của Luật hôn nhân & gia đình hiện hành thì chỉ khi nam và nữ chung sống với nhau đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn và có đăng ký kết hôn thì mới được công nhận là có quan hệ vợ chồng.
Việc tự tổ chức đám cưới, tổ chức chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn thì không được công nhận quan hệ vợ chồng trên phương diện pháp luật.
Điều này dẫn đến nhiều tình huống nếu người chồng có người thứ ba, chung sống với người thứ ba, người vợ muốn “bắt ghen” khởi kiện người chồng hay người thứ ba vì vi phạm chế độ một vợ một chồng thì cũng không có căn cứ để kiện. Bởi xét trên phương diện pháp lý, hai người không có hôn nhân, do đó vẫn được xem là người độc thân.
Tuy vậy, Căn cứ vào Khoản 2 Điều 44 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP đối với những trường hợp nam nữ chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987, hiện họ chưa đăng ký kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng (có hôn nhân thực tế).
““Đối với các trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật hộ tịch”.
2. Dễ nảy sinh tranh chấp về tài sản:
Không giống như quan hệ tài sản giữa vợ và chồng (khi có đăng ký kết hôn), sẽ áp dụng nguyên tắc của Luật Hôn nhân & Gia đình 2014. Theo đó, vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận bằng văn bản thì về nguyên tắc, tài sản của vợ chồng đều được xem là tài sản chung. Do đó, nếu một ngôi nhà hoặc một chiếc xe có đứng tên của một bên vợ hoặc chồng thì vẫn được pháp luật ghi nhận là tài sản chung trong hôn nhân.
Nhưng đối với việc chung sống mà không có đăng ký kết hôn, tài sản của hai người lúc này đều dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện của hai bên, trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ áp dụng Bộ Luật Dân Sự 2015 để giải quyết.
Căn cứ quy định tại Điều 16, Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 về Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1.Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2.Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Cụ thể hơn, khi ly hôn và yêu cầu chia tài sản, nếu hai người có sự thỏa thuận về tài sản (phải được lập thành văn bản) thì sẽ dựa trên văn bản thỏa thuận này để giải quyết. Trường hợp không có văn bản này thì mỗi người phải tự chứng minh công sức đóng góp của mình vào khối tài sản đó để giành quyền sở hữu.
Hơn thế nữa, khi không đăng ký kết hôn, thì những tài sản như nhà đất, oto… nếu chỉ đứng tên của một người sở hữu thì chỉ được xem là tài sản của riêng người đó. Người còn lại nếu tranh chấp tài sản này thì có nghĩa vụ phải chứng minh công sức đóng góp của mình vào đó.
3. Không phát sinh quyền thừa kế trong trường hợp nửa kia mất mà không có di chúc:
Một trong những thiệt thòi khi sống chung mà không có đăng ký kết hôn là không có quyền thừa kế nếu nửa kia chẳng may qua đời mà không để lại di chúc. Căn cứ quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 651, Bộ Luật Dân sự 2015 thì Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Mặc dù người vợ là người nằm trong hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vì không đăng ký kết hôn nên không được công nhận có quan hệ vợ chồng, do đó sẽ không được mặc nhiên được hưởng thừa kế theo pháp luật. Dù thực tế người vợ có chung sống với chồng mình, nhưng vẫn không có quyền được hưởng di sản thừa kế của người chồng để lại.
![☎](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t22/1/16/260e.png)
![✉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t37/1/16/2709.png)
![📌](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tac/1/16/1f4cc.png)
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/02/Lien-he-Luat-su-Hon-nhan-va-Gia-dinh-ANSG-2-1024x512.png)
![](https://luatsuhonnhangiadinh.com/wp-content/uploads/2023/02/Lien-he-Luat-su-Hon-nhan-va-Gia-dinh-ANSG-3-1024x512.png)